Phần I: Đề thi đại học môn Ngữ văn – khối D 2014 [b][b][b][b][b][/b][/b][/b][/b][/b]
Bạn có thể tải đề thi đại học môn Ngữ văn – khối D 2014 tại đây
Phần II: HƯỚNG DẪN LÀM BÀI [b][b][b][b][b][/b][/b][/b][/b][/b]
Câu I:
1. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả
- Lời tuyên bố dõng dạc và hùng hồn về chủ quyền dân tộc.
- Thể hiện sự tự hào trước chủ quyền dân tộc
- Lời thơ là sự khẳng định vẻ đẹp tinh thần, vật chất của đất nước từ những cái hữu hình đến những cái vô hình ở bề sâu và trong thời gian vĩnh viễn đó là hồn đất nước
2. Ý nghĩa tu từ của từ láy “rì rầm”
- Từ láy tượng thanh với hai thanh bằng: âm thanh nhỏ nhưng rõ và liên tục có khả năng tạo sự chú ý của người nghe.
HS có thể so sánh hai cách dùng: tại sao không dùng từ “thì thầm” mà lại dùng từ “rì rầm”
-Thể hiện cái nhìn phát hiện các yếu tố truyền thống qua việc cảm nhận những âm thanh vô hình bằng thính giác (tiếng nói của những người đã khuất: âm thanh không có thật).
- Tiếng nói ấy trở thành hồn thiêng sông núi, tiếp sức, nhắc nhở người đời sau.
3. Các dạng của phép điệp
- Điệp từ: những, đây
- Điệp ngữ: là của chúng ta
- Điệp cấu trúc ngữ pháp: câu 1+2 cùng cấu trúc (cụm danh từ + đây là + của chúng ta), câu 3+4+5 cùng cấu trúc (Những + danh từ chỉ sự vật + tính từ)
Tác dụng:
- Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc: vùng trời, vùng đất liền, vùng biển là của dân tộc Việt Nam
- Niềm tự hào về sự phong phú, giàu có và chủ quyền thiêng liêng của đất nước
Câu II:
Thí sinh có thể trình bày những quan điểm, suy nghĩ cá nhân về vấn đề cần nghị luận theo những cách khác nhau song cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
- Giải thích vấn đề:
+ Cống hiến và hưởng thụ: Cống hiến là đóng góp cái quý giá của mình cho sự nghiệp chung, cho cộng đồng. Hưởng thụ là được nhận những lợi ích, giá trị từ xã hội. Cống hiến và hưởng thụ là hai thái độ, hai cách hành xử, hai quá trình luôn song hành cùng nhau, cái nọ làm tiền đề cho cái kia.
+ Hết mình và tối đa: cao nhất trong khả năng có thể.
Đề bài đặt ra vấn đề về phương châm sống của người hiện đại (nhất là giới trẻ): sống hết mình, sẵn sàng cống hiến và biết cách hưởng thụ.
- Bình luận, chứng minh:
+ Biểu hiện của lối sống "cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa": các dẫn chứng trong học tập, chiến đấu, lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, ...
+ Đó là một quan điểm sống tích cực của người hiện đại vì:
* Với mỗi cá nhân: quan điểm ấy giúp con người tự tin, năng động, phát huy tối đa năng lực, sở trường của mỗi người đồng thời biết cách thụ hưởng những giá trị do sức lao động chân chính của mình.
* Với cộng đồng: quan điểm ấy giúp tạo ra một xã hội năng động, sản xuất ra nhiều giá trị vật chất, tinh thần khiến đời sống xã hội ngày một nâng cao, phong phú, thúc đẩy sự phát triển xã hội.
+ Nhưng nó có "luôn phù hợp với mọi hoàn cảnh"?
Quan niệm sống ấy dù tích cực nhưng không phải lúc nào, ở đâu và với ai cũng phù hợp. Có những trường hợp, mỗi cá nhân phải biết hi sinh những lợi ích của bản thân, hạn chế sự hưởng thụ để cống hiến vì lợi ích chung của cộng đồng.
Quan niệm sống trên chỉ tích cực, phù hợp nếu con người đặt cống hiến làm nền tảng, hưởng thụ sẽ là kết quả của quá trình cống hiến ấy. Cách hưởng thụ, mức độ hưởng thụ ... cũng là những vấn đề cần quan tâm.
- Bài học: Thí sinh rút ra bài học về nhận thức và hành động, hướng đến quan niệm sống tiến bộ, lối sống lành mạnh, cao đẹp.
Câu III
• Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Tác giả: là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Tác phẩm: Bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca rút trong tập Khối vuông ru-bích (1985). Đây là một sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, cảm xúc mãnh liệt, phóng túng và nhuốm mày sắc siêu thực, tượng trung, được học tập từ chính phong cách thơ hiện đại của Lor-ca.
• Bình luận 2 ý kiến:
- Vài nét về con người Lor-ca: Federico Garcia Lor-ca (1898-1936) là một nhà tài năng lớn của văn học nghệ thuật hiện đại Tây Ban Nha với khả năng thiên bẩm ở nhiều lĩnh vực: thơ ca, hội hoạ, âm nhạc, sân khấu...; Lor-ca không chỉ là một nghệ sĩ, một nhà văn hoá vĩ đại với những đóng góp lớn lao cho nền nghệ thuật Tây Ban Nha và công cuộc cách tân nền nghệ thuật già cỗi ấy mà còn là một công dân yêu tự do, một chiến sĩ kiên cường chống lại chế độ độc tài thân phát xít Phrăng-cô, cuối cùng đã anh dũng hi sinh trong cuộc chiến đấu đó.
- Bình luận về hai ý kiến:
+ Ý kiến thứ nhất: Khẳng định 2 vẻ đẹp trong tâm hồn và nhân cách của một Lor-ca “nghệ sĩ – chiến sĩ”; tuy nhiên trong phần diễn giải, ý kiến này chưa làm rõ vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ mà nghiêng về vai trò chiến sĩ, một nhà hoạt động xã hội khi khẳng định Lor-ca “vì dấn thân tranh đấu cho dân chủ và tự do nên bị bọn phát xít hành hình”.
+ Ý kiến thứ hai: Có sự phiến diện khi khẳng định “Lor-ca là mẫu nghệ sĩ thuần tuý khi chỉ đam mê cái đẹp và sáng tạo nghệ thuật, nhưng bị giết hại oan khuất”. Ý kiến này tuy tô đậm vẻ đẹp nghệ sĩ trong tâm hồn Lor-ca nhưng đã tách rời Lor-ca với một trong những khát vọng cao cả, tâm huyết nhất của ông đó là tự do dân chủ cho nhân dân và đất nước; cũng có nghĩa là tách rời nghệ thuật và cuộc đời.
+ Do đó, cần kết hợp cả hai ý kiến trên, xuất phát từ cuộc đời, sự nghiệp và con người Lor-ca, khẳng định vai trò nghệ sĩ-chiến sĩ để thấy được cả vẻ đẹp trong tâm hồn nhân cách và cả bi kịch trong số phận.
• Dẫn chứng, chứng minh
Có thể làm bài theo hai cách:
- Cảm nhận chung về hình tượng Lor-ca trong toàn bộ bài thơ và chứng minh cả vẻ đẹp và thân phận của ông ở hai vai trò: một nghệ sĩ cô đơn trong khao khát cách tân và đổi mới nền nghệ thuật già cỗi TBN; một chiến sĩ kiên cường chiến đấu cho nền tự do dân chủ của đất nước TBN và đã “bị giết hại oan khuất”.
- Tách rời từng vai trò của nghệ sĩ và chiến sĩ; dùng các dẫn chứng phù hợp để chứng minh:
+ Trong vai trò một nghệ sĩ tài hoa và tâm huyết, một nhà văn hoá vĩ đại với những đóng góp lớn lao cho nghệ thuật TBN và công cuộc cách tân nền nghệ thuật già cỗi TBN những năm đầu thế kỉ XX, Lor-ca đã nếm trải bi kịch của một người đi đầu, người luôn cô đơn bởi những bước đi trước thời đại của mình; nhưng tình yêu với nghệ thuật và khát khao đổi mới khiến ông vẫn kiên trì, mạnh mẽ vững bước trên con đường gian truân và cao cả ấy.
+ Lor-ca còn là người công dân yêu tự do, người chiến sĩ kiên cường trong cuộc chiến đấu không mệt mỏi chống lại chế độ độc tài phản động Phrăng-cô, cuối cùng đã anh dũng hi sinh trong cuộc chiến đấu đó. Trong vai trò thứ hai này, vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca hiện rõ nhất trong cái chết đau thương, trong cách ra đi thanh thản, nhẹ nhõm, trong thông điệp tha thiết ông gửi lại cuộc đời: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta!
=> Kết hợp hai ý kiến trong đề bài, gắn với cuộc đời sự nghiệp và con người Lor-ca, thông qua cảm nhận về những hình tượng thơ cụ thể, khẳng định vẻ đẹp bi tráng của Lor-ca, một vẻ đẹp đã đưa đến cho người đọc đồng thời cả niềm cảm phục và tiếc thương vô hạn.
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng.
Nguồn: Tổ Ngữ văn Hocmai.vn
Bạn có thể tải đề thi đại học môn Ngữ văn – khối D 2014 tại đây
Phần II: HƯỚNG DẪN LÀM BÀI [b][b][b][b][b][/b][/b][/b][/b][/b]
Câu I:
1. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả
- Lời tuyên bố dõng dạc và hùng hồn về chủ quyền dân tộc.
- Thể hiện sự tự hào trước chủ quyền dân tộc
- Lời thơ là sự khẳng định vẻ đẹp tinh thần, vật chất của đất nước từ những cái hữu hình đến những cái vô hình ở bề sâu và trong thời gian vĩnh viễn đó là hồn đất nước
2. Ý nghĩa tu từ của từ láy “rì rầm”
- Từ láy tượng thanh với hai thanh bằng: âm thanh nhỏ nhưng rõ và liên tục có khả năng tạo sự chú ý của người nghe.
HS có thể so sánh hai cách dùng: tại sao không dùng từ “thì thầm” mà lại dùng từ “rì rầm”
-Thể hiện cái nhìn phát hiện các yếu tố truyền thống qua việc cảm nhận những âm thanh vô hình bằng thính giác (tiếng nói của những người đã khuất: âm thanh không có thật).
- Tiếng nói ấy trở thành hồn thiêng sông núi, tiếp sức, nhắc nhở người đời sau.
3. Các dạng của phép điệp
- Điệp từ: những, đây
- Điệp ngữ: là của chúng ta
- Điệp cấu trúc ngữ pháp: câu 1+2 cùng cấu trúc (cụm danh từ + đây là + của chúng ta), câu 3+4+5 cùng cấu trúc (Những + danh từ chỉ sự vật + tính từ)
Tác dụng:
- Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc: vùng trời, vùng đất liền, vùng biển là của dân tộc Việt Nam
- Niềm tự hào về sự phong phú, giàu có và chủ quyền thiêng liêng của đất nước
Câu II:
Thí sinh có thể trình bày những quan điểm, suy nghĩ cá nhân về vấn đề cần nghị luận theo những cách khác nhau song cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
- Giải thích vấn đề:
+ Cống hiến và hưởng thụ: Cống hiến là đóng góp cái quý giá của mình cho sự nghiệp chung, cho cộng đồng. Hưởng thụ là được nhận những lợi ích, giá trị từ xã hội. Cống hiến và hưởng thụ là hai thái độ, hai cách hành xử, hai quá trình luôn song hành cùng nhau, cái nọ làm tiền đề cho cái kia.
+ Hết mình và tối đa: cao nhất trong khả năng có thể.
Đề bài đặt ra vấn đề về phương châm sống của người hiện đại (nhất là giới trẻ): sống hết mình, sẵn sàng cống hiến và biết cách hưởng thụ.
- Bình luận, chứng minh:
+ Biểu hiện của lối sống "cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa": các dẫn chứng trong học tập, chiến đấu, lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, ...
+ Đó là một quan điểm sống tích cực của người hiện đại vì:
* Với mỗi cá nhân: quan điểm ấy giúp con người tự tin, năng động, phát huy tối đa năng lực, sở trường của mỗi người đồng thời biết cách thụ hưởng những giá trị do sức lao động chân chính của mình.
* Với cộng đồng: quan điểm ấy giúp tạo ra một xã hội năng động, sản xuất ra nhiều giá trị vật chất, tinh thần khiến đời sống xã hội ngày một nâng cao, phong phú, thúc đẩy sự phát triển xã hội.
+ Nhưng nó có "luôn phù hợp với mọi hoàn cảnh"?
Quan niệm sống ấy dù tích cực nhưng không phải lúc nào, ở đâu và với ai cũng phù hợp. Có những trường hợp, mỗi cá nhân phải biết hi sinh những lợi ích của bản thân, hạn chế sự hưởng thụ để cống hiến vì lợi ích chung của cộng đồng.
Quan niệm sống trên chỉ tích cực, phù hợp nếu con người đặt cống hiến làm nền tảng, hưởng thụ sẽ là kết quả của quá trình cống hiến ấy. Cách hưởng thụ, mức độ hưởng thụ ... cũng là những vấn đề cần quan tâm.
- Bài học: Thí sinh rút ra bài học về nhận thức và hành động, hướng đến quan niệm sống tiến bộ, lối sống lành mạnh, cao đẹp.
Câu III
• Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Tác giả: là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Tác phẩm: Bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca rút trong tập Khối vuông ru-bích (1985). Đây là một sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, cảm xúc mãnh liệt, phóng túng và nhuốm mày sắc siêu thực, tượng trung, được học tập từ chính phong cách thơ hiện đại của Lor-ca.
• Bình luận 2 ý kiến:
- Vài nét về con người Lor-ca: Federico Garcia Lor-ca (1898-1936) là một nhà tài năng lớn của văn học nghệ thuật hiện đại Tây Ban Nha với khả năng thiên bẩm ở nhiều lĩnh vực: thơ ca, hội hoạ, âm nhạc, sân khấu...; Lor-ca không chỉ là một nghệ sĩ, một nhà văn hoá vĩ đại với những đóng góp lớn lao cho nền nghệ thuật Tây Ban Nha và công cuộc cách tân nền nghệ thuật già cỗi ấy mà còn là một công dân yêu tự do, một chiến sĩ kiên cường chống lại chế độ độc tài thân phát xít Phrăng-cô, cuối cùng đã anh dũng hi sinh trong cuộc chiến đấu đó.
- Bình luận về hai ý kiến:
+ Ý kiến thứ nhất: Khẳng định 2 vẻ đẹp trong tâm hồn và nhân cách của một Lor-ca “nghệ sĩ – chiến sĩ”; tuy nhiên trong phần diễn giải, ý kiến này chưa làm rõ vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ mà nghiêng về vai trò chiến sĩ, một nhà hoạt động xã hội khi khẳng định Lor-ca “vì dấn thân tranh đấu cho dân chủ và tự do nên bị bọn phát xít hành hình”.
+ Ý kiến thứ hai: Có sự phiến diện khi khẳng định “Lor-ca là mẫu nghệ sĩ thuần tuý khi chỉ đam mê cái đẹp và sáng tạo nghệ thuật, nhưng bị giết hại oan khuất”. Ý kiến này tuy tô đậm vẻ đẹp nghệ sĩ trong tâm hồn Lor-ca nhưng đã tách rời Lor-ca với một trong những khát vọng cao cả, tâm huyết nhất của ông đó là tự do dân chủ cho nhân dân và đất nước; cũng có nghĩa là tách rời nghệ thuật và cuộc đời.
+ Do đó, cần kết hợp cả hai ý kiến trên, xuất phát từ cuộc đời, sự nghiệp và con người Lor-ca, khẳng định vai trò nghệ sĩ-chiến sĩ để thấy được cả vẻ đẹp trong tâm hồn nhân cách và cả bi kịch trong số phận.
• Dẫn chứng, chứng minh
Có thể làm bài theo hai cách:
- Cảm nhận chung về hình tượng Lor-ca trong toàn bộ bài thơ và chứng minh cả vẻ đẹp và thân phận của ông ở hai vai trò: một nghệ sĩ cô đơn trong khao khát cách tân và đổi mới nền nghệ thuật già cỗi TBN; một chiến sĩ kiên cường chiến đấu cho nền tự do dân chủ của đất nước TBN và đã “bị giết hại oan khuất”.
- Tách rời từng vai trò của nghệ sĩ và chiến sĩ; dùng các dẫn chứng phù hợp để chứng minh:
+ Trong vai trò một nghệ sĩ tài hoa và tâm huyết, một nhà văn hoá vĩ đại với những đóng góp lớn lao cho nghệ thuật TBN và công cuộc cách tân nền nghệ thuật già cỗi TBN những năm đầu thế kỉ XX, Lor-ca đã nếm trải bi kịch của một người đi đầu, người luôn cô đơn bởi những bước đi trước thời đại của mình; nhưng tình yêu với nghệ thuật và khát khao đổi mới khiến ông vẫn kiên trì, mạnh mẽ vững bước trên con đường gian truân và cao cả ấy.
+ Lor-ca còn là người công dân yêu tự do, người chiến sĩ kiên cường trong cuộc chiến đấu không mệt mỏi chống lại chế độ độc tài phản động Phrăng-cô, cuối cùng đã anh dũng hi sinh trong cuộc chiến đấu đó. Trong vai trò thứ hai này, vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca hiện rõ nhất trong cái chết đau thương, trong cách ra đi thanh thản, nhẹ nhõm, trong thông điệp tha thiết ông gửi lại cuộc đời: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta!
=> Kết hợp hai ý kiến trong đề bài, gắn với cuộc đời sự nghiệp và con người Lor-ca, thông qua cảm nhận về những hình tượng thơ cụ thể, khẳng định vẻ đẹp bi tráng của Lor-ca, một vẻ đẹp đã đưa đến cho người đọc đồng thời cả niềm cảm phục và tiếc thương vô hạn.
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng.
Nguồn: Tổ Ngữ văn Hocmai.vn