Con Tim Của Quỷ Croppe10

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

AdministratorTên: Administrator
Cấp bậc: Administrator

Bài viết: 1Con Tim Của Quỷ Empty Con Tim Của Quỷ 19/7/2015, 23:19

Từ trước tới nay, mọi người ai ai cũng tin rằng có thế giới bên kia. Khi chết thì hồn sẽ lìa khỏi xác và trở thành hồn ma. Những hồn ma hay hiện về là những hồn ma chết oan và chưa được giải oan hoặc bị giết và bị vứt hay giấu xác ở nơi nào đó làm cho linh hồn không thể siêu thoát và vẫn lang thang ở trần gian vì chưa được giải oan cũng như chưa được chôn cất cẩn thận.
Tác giả Người khăn trắng bằng trí tưởng tượng của mình đã xây dựng lên những câu truyện ma rất rùng rợn làm người đọc phải “đứng tim” theo từng tình tiết của truyện. Rất nhiều truyện ma được Người Khăn Trắng viết lên không chỉ rùng rợn sợ hãi mà nó còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc, những bài học thấm thía về lẽ sống và nhân cách làm người.
Mời các bạn độc giả đọc truyện Con tim của Quỷ

Con Tim Của Quỷ 1350893749-a2
Con Tim Của Quỷ (Ảnh minh họa)

https://kenhphimtruyen.123.st
AdministratorTên: Administrator
Cấp bậc: Administrator

Bài viết: 2Con Tim Của Quỷ Empty Re: Con Tim Của Quỷ 19/7/2015, 23:21

[size=38]Con Tim Của Quỷ Phần 1[/size]
Từ trước tới nay, mọi người ai ai cũng tin rằng có thế giới bên kia. Khi chết thì hồn sẽ lìa khỏi xác và trở thành hồn ma. Những hồn ma hay hiện về là những hồn ma chết oan và chưa được giải oan hoặc bị giết và bị vứt hay giấu xác ở nơi nào đó làm cho linh hồn không thể siêu thoát và vẫn lang thang ở trần gian vì chưa được giải oan cũng như chưa được chôn cất cẩn thận.
Tác giả Người khăn trắng bằng trí tưởng tượng của mình đã xây dựng lên những câu truyện ma rất rùng rợn làm người đọc phải “đứng tim” theo từng tình tiết của truyện. Rất nhiều truyện ma được Người Khăn Trắng viết lên không chỉ rùng rợn sợ hãi mà nó còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc, những bài học thấm thía về lẽ sống và nhân cách làm người.
Mời các bạn độc giả đọc truyện Con tim của Quỷ phần 1

Con Tim Của Quỷ 509dbfc0be1dd68340
Con Tim Của Quỷ phần 1 (Ảnh minh họa)
Mời các bạn độc giả đọc truyện Con Tim Của Quỷ Phần 1 để bắt đầu đi vào những gì đáng sợ nhất trong màn đêm
Phần 1: CON TIM CỦA QUỶ
Trước khi đi ngủ Lan Thanh còn dặn kỹ em gái mình:
– Em nhớ đóng cửa sổ, gài chặt chốt bên trong và đừng mở ra lúc ban đêm đấy nhé!
Lan Ngọc cười chế nhạo chị mình:
– Chị trở thành bà cụ tám mươi lúc nào vậy! Sao không cho người lấy dây xích khóa luôn phòng em lại, để em không thoát ra ngoài được cho chắc ăn!
Lan Thanh lườm em:
– Lo cho an toàn của cô mà cô còn nói giọng đó hả! Em biết không, ở vùng này ban đêm hay có những loại chim lạ hay bay vào phòng nếu mình không đóng cửa. Mà những loại chim như vậy em không nghe người ta nói sao, nó chính là… oan hồn từ cõi âm hiện về đó.
Lan Ngọc vốn dĩ bướng bỉnh, cô phá lên cười:
– Em gái chị đang ế chồng, không cho em đón anh chàng đi lang thang nào đó về làm em rể chị sao!
Lan Thanh phát lên vai em mình một cái rõ đau:
– Đồ ăn nói bậy bạ! Thôi, ngủ đi con khỉ. Nhớ đó!
Lan Ngọc làm sao ngủ sớm được, mà lúc này mới có hơn tám giờ. Cô bắt đầu cảm thấy thì giờ qua khá chậm và khoảng trống trước mắt là cả một đêm dài. Ai bảo dành mấy ngày nghỉ ngắn ngủi để về đây, thay vì đi ra biển hay lên Đà Lạt chơi cho thỏa thích. Chỉ vì nhớ bà chị ruột lấy chồng đã hơn một năm rồi, về vùng sông nước đèo heo hút gió này, nên Lan Ngọc quyết định về thăm. Dẫu biết rằng sẽ là chuỗi ngày buồn và tù túng… nhưng kệ, biết đâu sẽ có được những phút giây thú vị khác mà cô sinh viên mới ra trường như Lan Ngọc đang cần nếm trải…
– Ngủ sớm đi Ngọc ơi!
Tiếng của Lan Thanh vọng từ bên phòng riêng sang, Lan Ngọc không đáp, lẳng lặng nằm xuống chong đèn đọc sách. Cái thú đọc sách đêm đã thành một chất gây nghiện đối với Lan Ngọc. Bởi vậy về đây chuyến này, ngoài quần áo, Lan Ngọc còn mang theo cả một nửa va li sách mới. Cô quyết trong một tuần ở lại sẽ nuốt trọn mớ sách kia. Còn hơn là nằm ngáp dài…
Đêm của vùng quê này thật tĩnh lặng. Chỉ thỉnh thoảng mới có vài tiếng kêu của con chim gì đó mà Ngọc nghe như “bắt cô trói cột”, nghe xong Ngọc cười một mình vừa nghĩ “thảo nào bà chị yêu quý cứ sợ bị nó “bắt cô trói cột”!
Nằm khá lâu quyển sách đã vơi đi gần một phần tư, chợt Lan Ngọc nghe như có tiếng ai thở ngay bên cửa sổ! Lúc đầu cô còn do dự, bởi nghĩ mình nghe lầm, nhưng đến lần thứ hai lại nghe, thì Ngọc không thể nào nằm yên. Cô nhảy xuống giường, ghé sát mắt vào khe cửa nhìn ra. Bên ngoài có trăng, nên mắt thường Lan Ngọc cũng có thể nhìn thấy có một đứa trẻ còn chập chững đang loay hoay bước như xoay vòng ở đám cỏ non phía ngoài.
Điều đó khiến Lan Ngọc không thể nào rời mắt. Cô nghĩ chắc chắn là đứa bé đi với ai đó. Nhưng cố nhìn mãi mà vẫn không thấy ai khác. Mà đứa bé thì hình như đang khóc thét vì sợ hay sao đó…
Dẫu có vô tâm đến mấy thì trước hình ảnh đó Lan Ngọc cũng phải động lòng, nói gì cô là người thương trẻ con. Nghĩ mình nên gọi chị Lan Thanh, nhưng rồi lại sợ cái bà chị nhát gan, cụ non kia lại sợ và bàn ra, nên Ngọc quyết định lẻn ra ngoài bằng cửa trước. Cô vòng qua chỗ cửa sổ thì vừa lúc thấy đứa bé cắm đầu chạy về hướng cuối vườn cây ăn trái. Lan Ngọc đuổi theo.
Nhờ có ánh trăng mười sáu, nên Lan Ngọc có thể bước đi một cách dễ dàng, dù đây là lần đầu tiên cô đi sâu vào khu vườn cây rậm rạp này. Đứa bé vừa chạy vừa khóc, Lan Ngọc định lên tiếng gọi, nhưng lại sợ nó hoảng rồi vấp té, nên cô chỉ cố chạy cho nhanh hơn để bắt kịp. Nhưng ngoài dự đoán của Lan Ngọc, đứa bé xem ra chưa quá ba tuổi, vậy mà chạy rất nhanh, có lúc nó bỏ xa Lan Ngọc đến hơn hai chục mét.
Trước mặt cách đứa bé không xa có một cái mương lớn, Lan Ngọc vừa nhác thấy đã phải kêu lên:
– Coi chừng té!
Cô lao tới nhanh, bởi đứa bé chừng như chẳng để ý gì, cứ cắm đầu chạy thẳng, có nguy cơ lọt xuống mương! Và nó lọt thật!
Lan Ngọc vừa trờ tới thì cũng vừa lúc cả thân thể bé nhỏ của đứa bé lọt ùm xuống nước! Sợ thất thần, Ngọc chỉ kịp kêu lên một tiếng:
– Trời ơi, cứu!
Rồi cô cũng lao theo. Đến khi tiếp nước rồi, mới nhớ ra mình không biết lội, Lan Ngọc hốt hoảng, chới với, bởi cái mương khá sâu, gần ngập đầu cô. Trong cơn chới với, bỗng như có một cánh tay của ai đó với xuống kéo Ngọc lên. Cô vừa sợ vừa mệt, đã hầu như ngất đi.
Lan Ngọc không còn biết gì nữa và điều đó thật đáng tiếc. Bởi nếu còn tỉnh táo thì cô đã chứng kiến một chuyện mà cô không làm sao tin được. Người vừa kéo cô lên khỏi mương chính là… đứa bé chập chững lúc nãy! Nó có té xuống mương thật, nhưng vừa lúc Lan Ngọc lao theo thì chính nó đã nhảy vọt lên, rồi vươn tay kéo Lan Ngọc đang chới với. Trông nó lúc ấy không có chút gì là một đứa trẻ lên ba!
Đứng nhìn Lan Ngọc một lát, nó lặng lẽ bước đi, dáng điệu chẳng khác một người trưởng thành. Cách trước mặt nó vài chục mét là một khu nghĩa địa với vài chục nấm mộ vừa mộ xây kiên cố vừa mộ đá. Đứa bé không tỏ chút gì là sợ sệt, nó đi thẳng vào nghĩa trang và chỉ thoáng qua là mất hút…
Lan Ngọc vừa bừng tỉnh, cô nhớ lại chuyện mình té mương, nhìn lại bộ đồ vẫn còn ướt, Lan Ngọc tự hỏi:
– Sao mình không chết?
Chợt nhớ tới đứa bé, cô quýnh lên, nghĩ chắc là nó đã chết! Lan Ngọc tự trách mình, phải chi lúc nãy đừng nhảy theo nó, cứ tri hô lên, chắc chắn trong nhà anh chị mình sẽ nghe và họ chạy ra thì may ra còn kịp.
– Phải dì út không?
Tiếng của anh Thông, chồng chị Lan Thanh. Ngọc mừng quá, kêu lên:
– Em đây anh Thông ơi! Anh tới đây ngay đi.
Thông chạy tới, có cả Lan Thanh nữa. Họ hoảng hốt khi thấy Lan Ngọc trong tình trạng đó. Lan Thanh lên tiếng hỏi liền:
– Em đi đâu ngoài này vậy? Tại sao quần áo lại…
Lan Ngọc rối rít:
– Anh Thông nhảy xuống mương vớt giùm đứa bé lên đi! Nó… nó…
Lan Thanh cẩn thận hỏi lại:
– Đứa bé nào? Sao nó lại ở dưới mương?
Lan Ngọc không đáp, đẩy đại Thông xuống, khiến cho anh chàng té gọn xuống nước. Lan Ngọc nói to:
– Đứa bé mới bị té xuống đó, anh vớt nó lên may ra còn kịp.
Thông bơi lội giỏi, nhưng sau hơn mười phút mò tìm vẫn chẳng thấy gì. Anh lắc đầu nói:
– Làm gì có đứa bé nào ở đây?
Lan Ngọc quả quyết:
– Nó mới cùng té với em đây mà!
Tất nhiên cuộc mò tìm tiếp theo sau đó chẳng có kết quả gì. Thông mệt bở hơi tại, còn Lan Ngọc thì vẫn cả quyết:
– Nếu anh mò không được đứa bé thì suốt đêm nay em ở đây, không về!
Lan Thanh biết tánh em, cô nói với chồng:
– Anh ráng tìm xa xa một chút xem thế nào. Mà cũng lạ, mương nước không chảy, vậy té xuống thì đi đâu?
Cô hỏi lại em gái:
– Em nói rõ cho chị nghe coi, chuyện đầu đuôi ra sao?
Lan Ngọc thuật lại, nghe xong Lan Thanh trách em:
– Chị đã dặn rồi, tại sao em còn mở cửa sổ, rồi lại mở cửa đi ra ngoài nữa, lỡ có chuyện gì thì sao!
Cô giải thích việc có mặt của vợ chồng mình:
– Chị đang ngủ thì nghe có tiếng la thất thanh của em. Lúc chị chạy qua thì thấy cửa phòng mở toang, em không có trong đó, khiến chị hoảng quá, chạy đại ra vườn thì may gặp em ở đây.
Lan Ngọc ngạc nhiên:
– Em có la thất thanh bao giờ đâu? Em còn sợ làm chị giật mình nữa mà…
Lan Thanh quay sang hỏi Thông:
– Anh nói cho nó nghe, có phải anh cũng nghe nữa phải không?
Thông quả quyết:
– Tôi nghe tiếng của dì nên nghĩ là có chuyện nguy hiểm xảy ra, nên chưa kịp mặc quần áo đàng hoàng, đã chạy liền qua phòng. Chị Thanh của dì cũng chạy theo và lúc đó vẫn còn nghe dì tiếp tục la như bị ai đó bóp họng!
Lan Ngọc biết có cãi cũng vô ích, nên cô đích thân nhảy xuống mương lần nữa. Lần này cô có thận trọng hơn, nên nhảy xuống đúng chỗ cạn, nước chỉ ngập quá thắt lưng một chút. Nhưng Lan Thanh cũng hốt hoảng:
– Không được, nó không biết lội! Anh Thông…
Không đợi Thông có phản ứng. Lan Thanh đã tức tốc nhảy theo em mình. Ba người họ quậy nát cả một đoạn mương, cho đến khi bỗng Thông reo lên:
– Có bộ quần áo của con nít!
Anh đưa lên một bộ đồ, vừa nhìn thấy Lan Ngọc đã la lên:
– Của đứa bé!
Rõ ràng, lúc nhìn nó chạy, cô đã thấy nó mặc đúng bộ đồ này. Lan Ngọc mếu máo:
– Vậy là không cứu được nó rồi. Cũng tại em…
Cô khóc nức nở, vừa lúc Thông lại đưa lên một vật khác:
– Còn cái này nữa!
Vật mà Thông vừa đưa khỏi mặt nước đã khiến cho Lan Thanh kêu thét lên đầu tiên:
– Trời ơi, cánh tay!
Đúng là một cánh tay còn nguyên, lại là một cánh tay… trẻ con! Lan Ngọc kinh hãi:
– Trời ơi!
Cô chỉ kêu được mấy tiếng đó rồi chìm nghỉm xuống mặt nước. Lan Thanh thét lên:
– Lan Ngọc!
Hai vợ chồng tức tốc đưa cô em gái lên bờ. Lan Ngọc đã ngất đi, toàn thân lạnh như băng…
° ° °
Bệnh tình tưởng không có gì, vậy mà Lan Ngọc đã phải nằm mê man suốt hai ngày. Lúc tỉnh lại điều cô hỏi đầu tiên là về đứa bé:
– Đã tìm được nó chưa?
Lan Thanh phải trấn an em:
– Em cứ yên tâm nằm nghỉ, dưỡng bệnh. Anh Thông và mọi người đã tát sạch nước ở mương rồi mà vẫn chẳng thấy gì khác. Có thể cánh tay kia là của ai đó chứ không phải của nó. Vả lại cánh tay ấy chỉ vớt lên mặt nước khoảng mấy phút sau thì đã chẳng còn nguyên nữa, nó thành một khúc xương khô!
Lan Ngọc vẫn lẩm nhẩm:
– Phải tìm cho được nó, tội nghiệp quá…
Thông đi tận chợ thị xã rước về một bác sĩ quen, để khám bệnh cho Lan Ngọc. Sau khi chẩn mạch ông bảo:
– Cô nhà chỉ bị hạ huyết áp, có lẽ do bị kích động chuyện gì đó. Giờ thì ổn rồi.
Khi vị bác sĩ này đi rồi thì ở nhà bên cạnh có một người bước sang nói với Lan Thanh:
– Tôi nhìn sắc diện cô này không như ông bác sĩ nói đâu. Năm ngoái đứa cháu gái của tui ở xa tới chơi đây cũng bị giống như vậy, nửa đêm nó chạy ra vườn rồi cũng bị té xuống ao, sau đó thì ngả bệnh luôn, mê man cả mấy tháng trời. Cho đến nay thì trở thành như người mất trí! Theo tui thì cô cậu nên đưa cô ấy qua bên kia cồn, có ông thầy hay lắm, chuyên chữa trị loại bệnh này. Chữa sớm đi, đừng để như đứa em tui mà khổ…
Lan Thanh định không nghe, nhưng nhìn sắc diện em gái cứ mỗi lúc mỗi xấu đi, tuy đã tỉnh, nhưng vẫn nằm thiêm thiếp, không đi đứng bình thường được. Cuối cùng cô phải đồng ý. Người hàng xóm tình nguyện đi cùng, cả vợ chồng Lan Thanh đều cùng đi. Lan Ngọc tuy biết mình được chuyển xuống ghe, nhưng cô chẳng tỏ thái độ ưng thuận hay phản đối.
Từ chỗ nhà Lan Thanh qua tới cồn mất hơn một giờ đi ghe. Trời tối, sông lớn lặng yên không chút sóng. Thím Sáu, người hàng xóm, mừng rỡ nói:
– Bữa nay hên đó, chớ mọi bữa sóng gió nhiều, muốn qua cồn phải đợi cả nửa buổi. Hy vọng ta qua sớm sẽ có thầy Tư ở nhà, để khỏi phải chờ đợi nhiều khi mất cả ngày.
Chiếc ghe do đứa cháu chồng của Lan Thanh chèo khá vững vàng và lướt đi nhanh hơn nhờ gió thuận chiều. Tuy nhiên khi ra tới giữa sông lớn thì bỗng Thông đang đứng ở mũi ghe kêu lên:
– Có sóng lớn kìa!
Từ phía trước mặt cách đó không xa đang có một cuộn sóng bất thường dâng lên khá cao, rồi tiếp theo là một đợt gió mạnh thổi thốc tới. Hợi, anh chàng chèo ghe đầy kinh nghiệm cũng phải kêu lên:
– Ngồi xuống hết, bám chặt mui ghe!
Lời anh ta vừa dứt thì đột nhiên chiếc ghe lồng lên, run lắc dữ dội, rồi mọi người chao đảo, cảm giác như bị hất tung lên! Có lẽ phải mất hơn nửa phút sau thì mới có người nào đó gọi lớn, vang vang giữa dòng sông:
– Mọi người cố bám vào ghe hay bất cứ vật gì đang trôi nổi!
Người vừa lên tiếng là Hợi, anh chàng chèo ghe. Anh ta sau đó kéo được trước nhất là Lan Thanh, rồi một người nữa có lẽ bị thương nên đang chới với. Đó là Thông. Chỉ còn thiếu mình Lan Ngọc.
Lan Thanh định thần lại, cô gào lên:
– Hãy cứu em tôi, nó không biết lội!
Có vài chiếc ghe khác đi gần đó cũng chạy lại tiếp sức. Họ bảo:
– Đây là cơn lốc bất thường. Thỉnh thoảng cũng xảy ra, nhưng mùa này thì rất hiếm.
Họ cùng nhau kéo hết những người bên ghe chìm lên. Lan Thanh năn nỉ họ:
– Làm ơn cứu em gái tôi, nó không biết lội mà. Nó chết mất…
Cô như người mất trí, cứ nhảy dựng trên ghe, khiến cho mấy người kia phải cảnh báo:
– Cô làm quá ghe chìm lần nữa thì nguy lắm đó. Được rồi, để chúng tôi tìm cho.
Họ chia nhau đi tìm khắp mặt sông rộng lớn. Ngót nửa giờ sau vẫn không thấy tăm hơi gì của Lan Ngọc. Thông chết điếng trong lòng, nhưng chưa vội thông báo cho vợ mình biết. Lan Thanh sau một hồi gào thét đã mệt nên nằm bẹp trên sàn ghe. Lúc ngẩng lên cô hỏi lớn:
– Tìm được chưa?
Chẳng nghe ai trả lời, cô quay sang nắm chân chồng hỏi bằng giọng thất thần:
– Con… con Lan Ngọc… sao rồi?
Thấy Thông im lặng, Lan Thanh như thân cây đổ, cô ngã sóng soài và ngất đi!
Cuối cùng đoàn ghe cũng giải tán. Hợi chèo ghe trở về, vừa lắc đầu than:
– Chèo ghe gần chục năm nay, chưa bao giờ tui gặp cơn sóng gió lạ như vầy!
Lan Thanh được xoa dầu, sơ cứu, tuy chưa tỉnh, nhưng cũng không đến nỗi nguy hiểm, Thím Sáu bảo:
– Cũng tại tui, nếu tui không gợi ý đi tìm thầy thì đâu đến nỗi nào…
Mọi người lặng thinh, tuy không ai nỡ trách phiền thím, nhưng nỗi đau lòng đang khiến họ như bất động, chẳng muốn nói gì thêm.
Ghe trở về nhanh hơn lượt đi. Gần nửa giờ sau đã cặp bến. Thông ngạc nhiên khi thấy trên nhà mình có đông người tụ tập, vào ra bất thường. Anh nhảy ngay lên bờ, chạy thẳng vào nhà xem. Trước sự kinh ngạc của Thông, ở bộ ván giữa nhà, Lan Ngọc đang nằm đó!
– Lan Ngọc! Phải Lan Ngọc không?
Một người hàng xóm nói:
– Cách đây gần một giờ, tôi đang ngồi rửa chén dưới bến, bỗng nhìn thấy một người bám vào cây chuối, trôi lềnh bềnh. Tôi tri hô mọi người xuống vớt lên thì mới hay là cô út!
Thông vừa chạy tới thì một người nói:
– Cổ chỉ còn mê thôi, chớ đã thở rồi.
Như được chết đi sống lại, Thông tức tốc chạy ra bến báo tin. Lúc ấy người ta đã khiêng Lan Thanh vô gần tới nhà. Bỗng nhiên Lan Thanh bật dậy, hỏi lớn:
– Em tôi đâu rồi?
Thông quên cả mắc cỡ, vội bế xốc vợ chạy bay vào nhà. Vừa đặt Lan Thanh xuống thì cô đã ôm ngang người em gái:
– Lan Ngọc ơi!
Lan Ngọc từ từ mở mắt ra. Hai chị em ôm chầm lấy nhau, khóc òa lên.
Không ai hiểu tại sao Lan Ngọc ôm được cái bè chuối, mà lại tự trôi về đúng bến nhà?
Trong lúc mọi người còn bàn tán trong nhà, thì ngoài sân có người la lên:
– Cánh tay của ai ở đây?
Mọi người chạy ra xem. Cô Hai Thắng, người đã nhìn thấy Lan Ngọc trôi sông đầu tiên, lên tiếng:
– Chỗ này hồi nãy tụi nó đặt cây chuối mà cô út ôm đây mà, sao bây giờ lại có cánh tay còn tươi của ai đây?
Mấy người nữa cũng xác nhận:
– Chính tui hồi nãy đặt cây chuối tươi ở đó, định sau này mình cúng vái cám ơn nó đã cứu mạng cô út em cô Lan Thanh đây. Sao bây giờ…
Đến khi Thông bước ra, vừa trông thấy cánh tay anh đã nói liền:
– Chính cánh tay này…
Anh muốn nói đó chính là cánh tay mà anh vớt được dưới mương lúc nửa đêm. Nhưng lời anh chưa dứt thì đã nghe từ phía sau tiếng của Lan Ngọc:
– Đừng làm gì cánh tay ấy!
Cô đã tỉnh hẳn, đang cùng với chị mình chạy ra chỗ mọi người. Và thật bất ngờ, Lan Ngọc chụp lấy cánh tay tái xanh, ôm hẳn vào lòng như đang âu yếm một vật cưng!
Nhìn em mình như thế Lan Thanh sững sờ, nhưng có lẽ lúc ấy nghĩ em mình còn yếu, cô không muốn Lan Ngọc bị xúc động mạnh, nên chỉ im lặng đứng nhìn…
Rồi trước sự kinh ngạc của mọi người, Lan Ngọc ôm cánh tay đi thẳng vào nhà. Vài người hiểu chuyện bàn với nhau:
– Có lẽ cô ấy cám ơn vật đã cứu mình. Xem ra cô còn chưa tỉnh lắm, vậy cứ để cho cô ấy như thế, sau đó mình đem chôn cánh tay cũng không muộn. Nghe có lý nên mọi người ai về nhà nấy.
Thông bàn nhỏ với vợ:
– Chờ dì ấy ngủ, anh sẽ đem cánh tay ra nghĩa địa chôn đàng hoàng. Đúng đó là ân nhân cứu mạng cho dì út!
*****
Vợ Chồng Sáu Thạnh ở gần khu nghĩa địa, nên lâu dần họ không còn có cảm giác e ngại gì mỗi khi vào ra nơi đó. Thậm chí có những lúc vào nửa đêm mà thím Sáu còn một mình đi ra đó soi ếch thay cho chồng, những khi Sáu Thạnh bệnh hoạn hay say xỉn. Còn nói gì Sáu Thạnh, ông ta hầu như quen thuộc nghĩa địa như sân vườn nhà mình. Có lần chú nhậu say rồi nằm ngủ ngay trong gò mả ngoài đó. Có ai tỏ ra lo ngại thì chú luôn cười nói:
– Nghĩa địa là nơi yên bình nhất. Nơi của những người nằm đó mà hầu như không sân si, thù hận ai. Vậy giữa nghĩa địa và khu xóm của người sống, nơi nào đáng yêu hơn!
Vậy mà đêm nay lần đầu tiên cả hai ông bà phát sợ! Số là, lúc họ từ dưới nhà đi lên thì phát hiện ở giữa phòng khách có một xác người nằm đó!
Thím Sáu nhanh miệng hỏi lớn:
– Ai vậy ông?
Sáu Thạnh bình tĩnh soi đèn nhìn kỹ rồi kêu lên:
– Một đứa bé!
Nhìn kỹ hơn nữa, bỗng thím Sáu hốt hoảng:
– Nó không còn tay ông ơi!
Thì ra đó là xác của một đứa bé bị mất hai cánh tay. Tuy có hốt hoảng lúc đầu, nhưng sau khi trấn tĩnh lại, vợ chồng Sáu Thạnh bàn nhau:
– Dẫu sao thì sự thể đã như vầy rồi, mình phải có trách nhiệm. Trước tiên, bà cứ ở nhà trông chừng cái xác, để tôi chạy đi báo động cho bà con biết, kẻo họ nghi ngờ.
Mọi việc tính toán của họ đều bằng tấm lòng chân thật, nhưng hậu quả lại là việc chẳng lành! Khi nhiều người tụ tập lại đông, trong số đó có một người hốt hoảng kêu lên:
– Chuyện chẳng lành rồi! Đây là xác của cậu út, con nhà Hội Đồng Thì ở xã An Thới. Từ sáng tới giờ người ta đi tìm kiếm khắp nơi, không ngờ nó lại ở đây! Mà cũng lạ, vợ chồng Sáu Thạnh từ nào giờ thấy hiền lành, không ngờ lại…
Người đang nói vốn là tay đi mua heo dạo, tên hắn ta là Tư Hưng, mồm miệng rất độc địa, nên cả xóm đều không ưa. Nên nay tuy nghe hắn tỏ ý nghi ngờ như vậy, nhưng mọi người ai cũng nghĩ, vợ chồng nhà này chưa bao giờ làm chuyện gì tai tiếng.
Thấy mọi người không chú ý lời nói của mình, Tư Hưng liền quay nhanh đi. Một người thấy vậy nói:
– Anh ta đi báo làng đó!
Sáu Thạnh chất phác, nghĩ đơn giản, mình vô can, nên chẳng việc gì phải lo. Sau đó với sự tiếp tay của nhiều người nữa, họ khiêng cái xác lên giường ở giữa nhà, chuẩn bị làm thủ tục mai táng. Thím Sáu nói:
– Dẫu là ai thì đứa bé này cũng không thể để thế này được. Ta cứ liệm xong rồi đi báo cha mẹ chúng cũng không muộn.
Khoảng nửa giờ sau thì chuyện rắc rối tới. Một đám làng lính đi cùng với cả nhà Hội Đồng Thì, họ rần rần kéo vào nhà Sáu Thạnh. Vừa nhát thấy xác con mình, lão Hội đồng quát như sấm:
– Gông cổ đứa nào giết hại con tao lại!
Ba bốn tên lính bảo an đi theo lão ta chỉ chờ làm nhiệm vụ, hình như được chỉ điểm của Tư Hưng, đã nhào tới chụp tay vợ chồng chủ nhà, trói lại ngay. Sáu Thạnh phản ứng dữ dội:
– Mấy người đừng có hồ đồ! Muốn biết đầu đuôi ra sao thì phải hỏi chòm xóm đã chớ!
Mụ Hội đồng vốn xưa nay hung dữ có tiếng, mụ ta la bài hãi:
– Chòm xóm của lũ giết người thì cũng một giuộc mà thôi, còng đầu hết cho tao!
Mụ òa lên khóc rất dữ, nhưng trong giọng khóc như có cái gì đó không thật. Riêng lão Hội đồng thì không một giọt nước mắt, cứ hùng hổ ra lệnh:
– Tụi bây áp giải nó về nhà việc, kêu Hương quản Hận tới tra xét tụi nó cho tao!
Vợ chồng Sáu Thạnh bị lôi đi, mặc cho sự phản đối của nhiều người. Khi họ ra tới cửa thì có tên Đội xếp la lên:
– Còn xác của cậu út thì sao?
Bà Hội đồng ra lệnh:
– Cứ để đó, lát nữa Hương quản Hận tới làm biên bản.
Nhà vợ chồng Sáu Thạnh vốn chỉ có hai người, nay họ bị bắt đi thì không còn một ai. Giữa nhà họ cái xác nằm im đó, trông quá ghê! Bỗng một tên thủ hạ thân tín của nhà Hội đồng ra lệnh:
– Truyền lệnh của ông Hội đồng, lấy khóa khóa hết cửa trước sau lại, chờ người ta lập ăng-kết!
Dường như họ đã chuẩn bị đâu đó cả rồi, nên sau câu nói ấy tức thời các cửa đều bị khóa chặt.
Khoảng vài giờ sau thì Hương quản Hận dẫn theo khoảng chục lính tới, chúng mang theo cán để khiêng xác. Và dù chúng ra lệnh không ai được đến gần trong lúc chúng mở khóa, nhưng bà con chòm xóm cũng bất tuân, họ bu đông nghẹt, tràn vào tận cửa để xem.
Không làm gì được, nên Hương quản Hận đành phải ra lệnh cho đám lính cứ tiến hành công việc. Vừa mở cửa xong, hai tên xông vào trước và đồng loạt thét lên:
– Trời ơi!
Hương quản Hận bước vào theo và cũng trợn trừng mắt nhìn chỗ xác chết:
– Trời!
Họ kêu trời vừa dứt thì mồ hôi lạnh toát ra, người run lên bần bật. Nhất là Hương quản Hận, anh ta líu cả lưỡi:
– Sao… sao lại thế này?
Trước mắt anh ta không phải xác của đứa bé, mà là xác của một người đàn ông với khuôn mặt bầm tím, đầy máu me, tuy nhiên hắn vẫn nhận ra. Hắn muốn vãi ra trong quần.
– Sao… sao lại là… nó?
Hương quản Hận chỉ nói được có bấy nhiêu rồi thì ngã quỵ xuống. Cả hai tên thủ hạ cũng vậy. Việc diễn ra ngay trước mắt của nhiều người, nên họ la lên:
– Hội đồng Thì vu oan cho người nghèo, bắt oan người lương thiện!
Dẫu lạnh người trước sự việc trước mắt, nhưng vài người vẫn tràn vô nhà để nhìn cho rõ. Trong số này có một người nhận ra xác chết:
– Đây là thằng Năm Nhơn, người làm công cho nhà Hội đồng Thì mà.
Một người khác còn nói thêm:
– Nó chuyên chèo ghe, đi xách va-li cho cô tiểu thơ nhà Hội đồng đó!
Họ nhìn khắp nhà như để tìm kiếm xem xác đứa bé ở đâu. Một người nói:
– Họ khóa cửa lại thì cái xác đứa nhỏ làm sao biến đi đâu được. Mà cái xác thằng Nhơn này chỉ xuất hiện sau khi họ khóa cửa, như vậy chính họ là thủ phạm, chớ vu cho vợ chồng Sáu Thạnh nỗi gì! Mình phải lên nhà làng trình báo vụ này mới được!
Trong lúc họ kéo đi thì đám Hương quản Hận và lính của hắn vẫn còn nằm đó…

https://kenhphimtruyen.123.st
AdministratorTên: Administrator
Cấp bậc: Administrator

Bài viết: 3Con Tim Của Quỷ Empty Re: Con Tim Của Quỷ 19/7/2015, 23:21

Mãi đến xế chiều mới có người của xã kéo tới. Họ không dám đụng vô xác chết, mà phải đợi khi Hương quản Hận tỉnh lại, họ bắt anh ta phải cùng với mấy tên thủ hạ khiêng xác ấy ra nghĩa địa gần đó chôn. Thấy họ định chôn trần cái xác, những người chung quanh thương cảm nên hùn tiền lại, mua được một chiếc quan tài để liệm xác cẩn thận.
Họ mai táng xác xong thì có người đưa ý kiến:
– Tui biết nhà của cha mẹ thằng Năm Nhơn này, để tui qua báo cho họ hay.
Nhưng đi đến tối trở về, người ấy thất vọng nói:
– Chẳng biết sao cả nhà họ đều biến mất cả! Nghe nói cách đây hai ngày họ cũng bị đám Hội đồng Thì tới bắt đi…
Ai cũng thắc mắc, nhưng có người biết chút ít chuyện liên quan nên nói riêng cho nhau nghe:
– Nghe nói giữa thằng Năm Nhơn với cô tiểu thơ nhà Hội đồng có chuyện gì đó… rồi chẳng hiểu sao lại xảy ra cớ sự này?
Mãi nửa khuya hôm đó vợ chồng Sáu Thạnh mới được thả về…
Vừa về họ đã nghe mấy người hàng xóm sang kể chuyện xảy ra chiều nay. Họ chẳng hiểu gì cả, hỏi lại nhưng mấy người kia chỉ thuật lại chuyện thiếu đầu thiếu đuôi, nghe càng thêm rối. Họ chỉ biết là xác chết đã được đem chôn…
Mệt quá, do cả ngày bị hành hạ tinh thần, nên vừa nằm xuống thì thím Sáu đã ngủ ngay. Sáu Thạnh ngồi vấn thuốc hút mà đầu óc để đâu đâu. Người lão nông này vốn chất phác, thật thà, nên chiều nay xảy ra chuyện ông đã hoang mang, suy nghĩ lung tung. Điều thứ nhất, ông không hiểu sao lại có chuyện cái xác đứa bé nằm trong nhà mình, mà lại là xác của đứa con út nhà Hội đồng Thì nữa? Rồi chuyện đó chưa xong thì giữa đêm nay họ lại thả cho về cũng chẳng giải thích tại sao. Mãi khi về nhà mới nghe tin một cái xác nữa trong nhà mình! Xác này thay xác kia, vậy là sao?
Sáu Thạnh ngồi hút hết hai điếu thuốc rồi mà vẫn nghĩ chưa ra. Chú định vấn điếu thuốc thứ ba thì chợt nghe có tiếng rên từ đâu vọng lại. Lúc đầu chú tưởng con gì kêu, đến khi nghe rõ hơn thì chú giật mình: Tiếng rên phát ra từ nghĩa địa sau nhà!
Hay là cái xác chết? Chú định gọi vợ dậy, nhưng sợ bà mệt, nên một mình chú xách cây đèn soi ếch đi ra hướng mấy gò mả. Càng tiến gần thì tiếng rên càng rõ hơn, lại đúng hướng cái mả mới.
Không chút sợ hãi, Sáu Thạnh vừa bước vừa lẩm bẩm:
– Ma cỏ bộ hết người nhát rồi sao lại nhát Sáu Thạnh này? Tao cũng là ma đây, ma đói!
Chú không tiện nói ra hết ý. Mà thật ra chú cũng không tin chuyện ma quỷ, cho nên dặn xong chú bước đi ngay. Dưới ánh trăng, bóng của Lan Ngọc một mình ngồi đó.
Chừng như thỉnh thoảng tận trong nhà Sáu Thạnh vẫn còn nghe những tiếng khóc, tiếng rên. Lúc nãy chú quên không hỏi tiếng rên là của ai? Thím Sáu sau một giấc ngủ say, khi thức dậy thấy chồng còn ngồi hút thuốc, thím ngạc nhiên hỏi:
– Bộ ông không ngủ sao?
Chú muốn nói ra chuyện mình vừa gặp ngoài nghĩa địa, nhưng lo vợ sẽ bị dao động tinh thần, nên chờ đến sáng chú vẫn không nói gì…
Vợ chồng thím đều không hay chuyện cho đến sáng Lan Ngọc vẫn còn ngồi trước ngôi mộ mới…
° ° °
Hội đồng Thì bàn riêng với vợ:
– Mình phải gởi con Ái Loan lên Sài Gòn ngay thôi, ở nhà tui thấy không ổn.
Bà Hội đồng cũng lo:
– Mấy hôm nay tui cũng lo lo cho con Ái Loan. Chẳng hiểu sao nó cứ gào khóc đòi chết hoài. Chẳng lẽ nó thương thằng kia thiệt hay sao?
Ông Hội đồng gạt ngang:
– Thương gì thứ đó! Mà nó cũng thừa hiểu là thằng ấy đã…
Những tiếng gào thét vọng ra từ trong, bà Hội đồng lắc đầu thở dài:
– Nếu biết trước như vầy tui đã không để chuyện ấy xảy ra. Mà ông có nghe chuyện thằng Hương quản kể về vụ thằng Nhơn?
– Có nghe và tui đã chửi cho nó một trận. Thứ gì làm ăn cẩu thả, sao lại có chuyện xác thằng ấy lọt vô nhà đó?
Giọng bà Hội đồng chùng xuống:
– Tui nghĩ chắc là…
Bà không dám nói hết, nhưng ông hiểu. Điều đó ông đã nghĩ đến trước vợ, tuy nhiên sự sợ hãi đã khiến ông lảng tránh:
– Không đời nào. Chắc là có tụi nào đó nó muốn gây sự với mình, nên canh chỗ thằng Hương quản giấu xác rồi chúng lấy mang tới đó. Tui lo là lo chuyện thằng con út của mình. Sao mình nhìn thấy rõ ràng nó bị thằng Năm Nhơn bóp cổ chết rồi liệng xuống sông, sao lại nằm ở nhà thằng Sáu Thạnh?
Giọng bà vợ càng run hơn:
– Tui nghi quá…
– Sao bữa đó không cho đem xác nó về để nhờ thầy yểm và chôn cất nó. Dẫu sao nó cũng….
– Tui thấy nó bị nạn nên không nói, chớ cỡ như con rơi con rớt đó chết một chục đứa tui cũng không tiếc!
Cuộc đấu khẩu của đôi vợ chồng giàu có này thường không bao giờ chấm dứt sớm, nhưng hôm nay thì chỉ tới đó đã phải ngưng ngang. Bởi có tiếng kêu thất thanh của Hương quản Hận bên ngoài:
– Nguy rồi! Nguy rồi ông Hội đồng ơi!
Hắn ta chạy vô vừa tới cửa thì ngã quỵ, người đầy máu me, giọng hắn thều thào:
– Nó… nó…
Nói được bấy nhiêu đó rồi hắn ngoẹo đầu sang bên, mắt trợn trừng. Hội đồng Thì kinh hãi:
– Sao vậy Hương quản Hận? Mày bị gì vậy?
Những câu hỏi dồn dập của ông ta chỉ vô ích, bởi lúc ấy Hương quản Hận đâu còn nghe thấy gì nữa. Cũng may, khi ấy thì vợ hắn ta chạy ào vô, mặt mày xanh tái, hoảng loạn:
– Ông bà Hội đồng ơi cứu chồng con!
Bà Hội đồng hỏi liền:
– Chuyện gì vậy?
Chị ta chỉ tay ra phía sau, giọng đứt quãng:
– Nó… nó giết… nó giết…
Có lẽ quá sợ hãi, nên chị ta cũng nói không xong, phải đợi đến lúc đứa con gái lớn của Hương quản Hận chạy vào theo, cô ta bình tĩnh hơn, nói rõ:
– Ba con và hai anh lính tuần vừa ra khỏi nhà làng thì gặp ngay… Năm Nhơn!
Hội Đồng Thì vừa nghe nói tới đó đã hoảng hốt:
– Năm Nhơn sao? Nó… nó…
– Năm Nhơn đón đường ba con! Lúc ấy con và má con vừa đi chợ về ngang qua đó, nhìn thấy rõ ràng. Năm Nhơn người đầy máu me, nhưng dữ dằn, hung tợn lắm, anh ta gầm thét trước mặt ba con. Hai anh lính tuần đi theo ba vội nhảy tới định ngăn chận ảnh thì… đều bị anh bóp cổ chết tại chỗ! Sau đó đến phiên ba con cũng bị Năm Nhơn bóp cổ và lôi xềnh xệch xuống bờ sông gần đó. Con thấy ba con giẫy giụa, cố kêu la nhưng không làm sao tới cứu được vì lúc ấy hai con mắt của Năm Nhơn sáng rực lên như hai ngọn đèn pha, miệng anh ta đỏ như có máu trong đó. Anh ta muốn nhấn ba con xuống sông. Ba con chỉ còn nước chờ chết thì cũng may có cô… cô Ái Loan xuất hiện. Cô Ái Loan lên tiếng van xin Năm Nhơn tha mạng cho ba con, cổ nói đừng lấy oán báo oán tội lắm…
Những lời kể của con gái Hương quản Hận khiến bà Hội đồng hoảng lên:
– Con Ái Loan! Nó đâu?
Bà chạy vào trong một lát chạy ra hớt hãi:
– Không xong rồi, con Ái Loan không có trong đó!
– Thì con nói rồi, nhờ chỉ mà ba con mới thoát về đây được. Chị Ái Loan ở ngoài sân nhà làng.
Vợ chồng Hội đồng Thì tức tốc chạy ra đó. Họ không thấy con gái mình đâu. Chỉ thấy một đám đông người đang tụ tập, bàn tán chuyện vừa xảy ra. Một người vừa thấy vợ chồng Hội đồng đã sợ hãi kể lại:
– Thằng Năm Nhơn thề với mọi người là nó sẽ trả thù… ông Hội đồng và Hương quản Hận! Nó nói chỉ bởi hai người mà nó chết, xác bị dìm dưới sông lớn!
Nếu thường khi mà nói câu đó thì lập tức người nọ sẽ bị gông cổ lại và nhừ đòn, nhưng lúc này Hội đồng Thì chỉ thừ người ra, mặt tái mét. Bà Hội đồng quay sang chồng, nói thật khẽ:
– Nó… nó thành ma thật rồi ông ơi!
Người kia còn nói:
– Sau khi buông cho Hương quản Hận chạy thoát thì thằng Năm Nhơn lôi cô Ái Loan đi rồi.
Bà Hội đồng chỉ kịp kêu lên:
– Trời ơi!
Hội đồng Thì như kẻ mất hồn, mãi một lúc sau mới bước xuống bờ sông vừa lẩm bẩm:
– Chuyện ấy tới rồi…
Chẳng hiểu chồng nói gì, nhưng thấy ông đi thẳng xuống sông thì bà Hội đồng hốt hoảng:
– Giữ… giữ ổng lại! Coi chừng…
Nhờ lời kêu thất thanh đó mà Hội đồng Thì không lọt xuống sông, bởi lúc ấy ông ta như không còn biết gì hết, cứ bước như người đi tự sát!
Từ lúc bị giữ lại, Hội đồng Thì đúng là chỉ còn là cái xác biết thở, chớ hồn phách hầu như chẳng còn nữa. Lão ta cứ giương cặp mắt lờ đờ nhìn vợ và mọi người chung quanh rồi im lặng…
Đưa lão ta về nhà rồi mà lão vẫn nghĩ mình còn ở sân nhà làng, nên cứ vùng dậy đòi đi xuống sông. Sợ hãi quá, bà Hội đồng phải ra lệnh cho tôi tớ trong nhà đi ra hết, bà khóa trái cửa lại, nhốt ông trong đó, chờ đi rước thầy về.
Bà Hội đồng rối lên, nên thay vì sai người đi rước ông thầy Tư bên cồn, bà lại đích thân ngồi ghe đi. Lúc ra tới nửa sông rồi thì mới chợt lo, bởi bà không biết lội, lại sợ sông nước. Tuy nhiên, đã lỡ rồi nên bà dặn con hầu đi theo:
– Mày đưa cái thùng đậy kín nắp cho tao. Cột nó vô eo ếch tao đây, để khi có chuyện gì tao còn có chỗ mà bám.
Con Hai Mến vốn đứa lanh lợi, nó nói liền:
– Con lội giỏi, có gì bà ôm chặt con là yên.
Bỗng người chèo ghe phá lên cười lớn:
– Nghe con nhỏ nói chuyện ngu kìa! Ghe chìm mà mày biểu như vậy khác nào mày cùng với bà Hội về bên kia thế giới một lượt!
Nãy giờ không để ý người chèo ghe, nên khi nghe anh ta lên tiếng, bà Hội đồng mới nhìn lại và hỏi:
– Nó là đứa nào vậy?
Hai Mến mau mắn:
– Dạ, ảnh là Sáu Khá, chuyên vác lúa cho bà, bà không nhớ ảnh sao?
Bà Hội đồng chưa kịp đáp thì chợt một tràng cười nữa vang lên. Lúc ấy người chèo ghe giở chiếc nón lá trên đầu ra. Vừa nhìn thấy thì bà Hội đồng và cả Hai Mến đều kêu thét lên một lượt:
– Trời ơi, Năm Nhơn!
Giọng Năm Nhơn vang lên lồng lộng giữa dòng sông đầy gió:
– Cũng tại khúc sông này vợ chồng bà Hội đồng sai thằng Hương quản Hận và hai tên thủ hạ dìm tôi xuống nước cho đến chết. Chắc bà còn nhớ đêm hôm đó chớ?
Bà Hội đồng run như cầy sấy, giọng bà gần như không thoát ra khỏi miệng:
– Tôi… tôi… xin hãy… tha…
Chiếc ghe đột ngột dừng lại giữa dòng, khiến bà Hội đồng tưởng mình sắp bị trả thù đến nơi, thét lên:
– Đừng giết!
Đột nhiên có một giọng nói vang lên từ mũi ghe, mà vừa nghe bà Hội đồng đã bàng hoàng:
– Má bình tĩnh! Nếu giết má thì anh Năm Nhơn đâu đưa má ra tận đây làm gì.
– Ái Loan!
Từ từ bò vô khoang trong, Ái Loan ôm chầm lấy mẹ:
– Má! Con không muốn má chết!
Bà Hội đồng vẫn còn run:
– Nhưng… thằng Năm Nhơn, nó… nó…
– Năm Nhơn này cũng biết đạo lý, sao lại giết mẹ vợ!
Ái Loan nghiêm giọng:
– Anh Nhơn nói thiệt đó. Ảnh không làm gì má chịu nghe ảnh, nói trước mặt ảnh một tiếng… chấp nhận cho ảnh làm rể nhà mình!
Bà Hội quên hoàn cảnh thực tại, giọng bà chanh chua:
– Hứ! Làm gì cái thứ đỉa mà đòi đeo chân hạc!
Năm Nhơn cười gằn:
– Đeo chân thì không được, chỉ đeo cổ thôi!
Ái Loan khóc rưng rức:
– Má còn nói vậy thì anh Năm ảnh nổi cơn thì một chục đứa như con cũng không ngăn được! Má nhớ điều này, con gái má giờ đâu còn trinh tiết gì nữa, thân lại mang bầu với người khác. Anh Nhơn chịu lấy con là chỉ vì thương con, muốn cứu danh dự cho con, chớ sướng ích gì!
Lời nói của con gái làm cho bà Hội đồng sượng sùng, bà nói gần không thành lời:
– Chuyện đó… chuyện đó đáng lẽ con phải giữ chớ…
Ái Loan lắc đầu:
– Còn giữ gì nữa, khi chỉ vì muốn ém nhẹm chuyện con có chửa hoang với thằng Còm Thuần mà ba má đã nỡ gán tội cho anh Nhơn, nói ảnh hãm hiếp con rồi bắt ảnh đem tra tấn, bắt ký giấy nhận tội rồi còn giết ảnh để phi tang nữa. Ba má làm chuyện đó thì có ác không, có đáng bị ảnh trả thù không?
Bà Hội đồng không ngờ con gái cưng của mình lại có giọng điệu như vậy. Bà không tin đó là sự thật, nên hỏi lại:
– Có phải con đã bị ma nhập hay quỷ ám mà trở giọng như vầy, Ái Loan? Con nên nhớ là mục đích của ba má chỉ muốn cứu con qua khỏi tai nạn, rồi còn tính tới tương lai nữa. Má sẽ gởi con đi Pháp, ở bên đó luôn lấy chồng Tây cũng được!
Trả lời bà, Ái Loan chuyển nhanh ra sau lại, ngồi ngay dưới chân Năm Nhơn. Giọng cô cương quyết:
– Con chỉ lấy người này thôi! Bây giờ con mới hiểu ra, tình yêu nó ở ngay bên cạnh mình, chớ không phải đâu xa. Con đỉa nó đeo chân hạc, nhưng con hạc cũng phải sợ con đỉa chớ má! Con không sợ anh Nhơn, mà con thương ảnh.
Có một chiếc xuồng nhỏ từ đâu trôi tới, cặp sát vào ghe, đó là xuồng không có ai trên đó. Ái Loan nói như ra lệnh:
– Má và Hai Mến xuống xuồng và về nhà đi.
Bà Hội còn đang lưỡng lự thì chợt nhìn đôi mắt sáng quắc của Nhơn bà quíu cả tay chân, vội kéo con Mến đi:
– Mày dìu tao xuống!
Hai Mến cũng sợ thất thần, cứ mong thoát nạn cho nhanh, nên nó gần như cõng bà chủ xuống chiếc xuồng nhỏ, rồi chèo bằng tất cả sức bình sinh, ra càng xa càng tốt. Chỉ một lát sau là không còn thấy bóng dáng chiếc ghe nữa. Lúc này bà Hội đồng mới bật khóc. Thấy vậy con Mến an ủi:
– Cô Hai đã nói như vậy rồi bà còn lo gì nữa. Mà con thấy Năm Nhơn cũng đâu có tệ gì, chỉ có cái là nghèo thôi. Nhưng nghèo thì đã có ông bà đây…
Nó nói chưa dứt lời đã nhận ngay một cái tát nảy đom đóm! Bà Hội không quên cái tánh ác của mình:
– Mày không thấy con gái tao còn trong tay thằng ác quỷ đó sao! Nó bị quỷ ám chớ yêu thương gì thằng ấy! Lần… này về tao sẽ cào nhà, cào mả thằng ấy cho tiêu đời luôn!
Lời bà ta nói vừa dứt thì chợt chiếc ghe tròng trành như sắp chìm, Hai Mến sợ chủ rơi xuống nước nên vịn chặt bà, bỗng nó thấy hai mắt bà Hội đồng trợn trừng, miếng trào máu tươi đỏ lòm!
– Kìa, bà! Bà sao vậy?
Cô ta khó khăn lắm mới một tay giữ bà chủ khỏi té, một tay đẩy mái chèo, cố đưa chiếc ghe vô bờ. Đúng ra thì Hai Mến không tài nào chèo được tới, nếu không nhờ có sức đẩy vô hình nào đó. Khi đã tới bến, Hai Mến chỉ còn sức để gọi mấy tiếng lên nhà:
– Đưa… bà lên!
Không ngờ chuyện nhà của Hội đồng Thì lại lâm vào cảnh rối rắm như thế! Hết ông bị nửa tỉnh nửa mê, rồi tới bà Hội đồng cũng bị y như vậy.
Buổi chiều Hai Mến đưa bà Hội đồng về nhà thì cũng là lúc ông Hội đồng lên cơn la hét dữ dội mà chẳng ai biết tại sao. Khi bà vợ được đưa từ dưới xuồng lên thì khi vừa đặt xuống nằm cạnh, ông Hội đồng đã nhảy dựng lên, thét lớn một tiếng:
– Con quỷ cái!
Rồi từ đó lại rơi vào hôn mê sâu luôn…
Hai ông bà nằm trong phòng riêng suốt ba ngày không tỉnh dậy cũng không ăn uống gì. Tôi tớ trong nhà lo sợ cuống cuồng, chạy đi tìm những người thân của họ tới. Nhưng mấy người đó sau khi tới nơi, nhìn thấy cảnh ấy đều lắc đầu ngao ngán, có người còn ngại khó nên bỏ ra về.
Các thầy thuốc Tây y được rước từ thị xã về cũng đành bó tay. Họ đề nghị đưa ngay đi Sài Gòn chữa trị, theo họ thì đây là một chứng bệnh lạ, họ không dám điều trị.
Đến sáng sớm ngày thứ tư thì có một người con gái từ ngoài đi thẳng vào nhà trước sự ngạc nhiên của mấy người canh bệnh. Họ vừa định hỏi thì có Hai Mến ở đó, nhận ra khách, nên ngạc nhiên hỏi:
– Chị Lan Ngọc, chị đi đâu đây?
Lan Ngọc không chào hỏi ai, đi thẳng vào giường bệnh của vợ chồng Hội đồng Thì. Cô nhìn qua rồi nói:
– Chậm nửa ngày nữa thì cả hai đều hết cứu!
Trước sự kinh ngạc của mọi người, Lan Ngọc lấy trong túi ra hai lá xanh mà thoạt nhìn nhiều người đã nhận ngay ra đó là lá bồ đề. Cô đặt lên trán mỗi người một lá, rồi bảo Hai Mến:
– Hãy đóng chặt cửa phòng lại, đừng cho bất cứ ai vào. Ai có gõ cửa, có bắt buộc cũng nhất định không cho. Nếu chị làm trái lại thì ông bà Hội đồng sẽ không toàn mạng! Đây là ý của anh Năm Nhơn. Anh ấy muốn cứu họ. Chị nghe tôi dặn chưa?
Hai Mến đã có gặp qua Lan Ngọc một lần khi cô mới về đây và còn gặp lại lần nữa khi cô bị té sông, lúc đó thấy Lan Ngọc hiền lành, thùy mị… khác với bây giờ, nhìn cô như một vị tướng chỉ huy! Nhưng vì tính chất nghiêm trọng, nên Hai Mến phải gật đầu:
– Tui sẽ làm theo. Nhưng cô vừa nói, tại sao Năm Nhơn lại muốn cứu họ? Năm Nhơn không phải đã thành quỷ rồi sao?
Lan Ngọc xua tay tỏ ý không muốn nói. Cô lại đưa một ra một cái bọc vải, dặn Hai Mến:
– Nếu có ai muốn xông đại vào phòng mà chị không cản được, thì đưa vật này ra trước mặt họ, ắt sẽ đuổi được họ đi!
Hai Mến cầm lấy với bao thắc mắc nhưng không dám hỏi. Bởi cô nhớ những lời nói của bà Hội đồng lúc ở dưới xuồng, chỉ vì đụng chạm đến Năm Nhơn mà bị như vậy…
Thoắt cái Lan Ngọc đã đi ra tới ngoài cổng. Lúc ấy có muốn gọi lại cũng chẳng được, nên Hai Mến đành ngồi đó với cái bọc vải trong tay. Cô thấy bọc nặng nặng nhưng chẳng biết là vật gì bên trong. Muốn xem mà chẳng dám…
Bỗng mọi người nghe có tiếng gọi lớn ngoài cửa sổ:
– Hội đồng Thì, mau ra đây. Còn bao nhiêu nợ nần hãy ra mà trả hết đi!
Hai Mến hết hồn, nhớ lời Lan Ngọc dặn, cô ta nín thinh và ra dấu cho mọi người cũng im lặng theo. Vài phút sau thì tiếng gọi im bặt.
Chưa hoàn hồn thì mọi người ngồi ngay cửa phòng nghe có hơi gió lướt qua, rồi có mùi tanh tưởi khó chịu phả vào mũi, đồng thời như có ai xô mạnh vào cửa đã khóa. Sức xô đẩy mạnh đến nỗi cánh cửa kiên cố mà cũng lung lay như sắp bật tung ra! Hai Mến sợ quá định kêu lên cầu cứu, nhưng chợt nhìn lại cái bọc vải trong tay và lời dặn của Lan Ngọc lúc nãy, cô vội cầm bọc vải ấy đưa đại lên trước mặt!
Lạ thường thay, tiếng xô đẩy chấm dứt ngay. Cùng lúc ấy có vài tiếng thét đau đớn vang lên, rồi thì tiếng bước chân chạy như bị đuổi!
Không khí im lặng trở lại ngay tức khắc. Lúc ấy Hai Mến hồn vía còn chưa bình thường, cô ta run tay, để rơi bọc vải xuống sàn nhà, lớp vải bung ra, lộ nguyên trái tim còn đỏ máu nằm trong đó!
Chưa ai kêu lên được tiếng nào thì từ ngoài cửa Ái Loan bước nhanh vào, reo lên:
– Thành công rồi! Cứu được rồi!
Mọi người quay lại mừng rỡ:
– Cô Hai! Cô về kịp lúc lắm!
Ái Loan nghiêm giọng:
– Tôi về từ nãy giờ nhưng chưa dám vô, bởi biết lũ người kia thế nào cũng kéo tới, phải tránh chạm mặt họ.
Cô vừa nói vừa ngồi xuống nhẹ tay đặt quả tim lại trong miếng vải bọc, gói cẩn thận, vừa nói:
– Đây là trái tim của Năm Nhơn! Anh ấy đã phải dùng chính con tim của mình để đuổi những oan hồn kia đi. Nhờ vậy nên ba má tôi mới được cứu.
Cô chạy ngay vào phòng, cũng vừa lúc ông bà Hội đồng tỉnh lại. Họ ngơ ngác hỏi:
– Tui còn sống hay đã chầu diêm vương rồi?
Ái Loan lên tiếng:
– Ba má không phải lo nữa. Lúc nãy những oan hồn vốn là nạn nhân của ba má trước đây, họ kéo tới đòi trả thù, nếu anh Năm Nhơn không hy sinh trái tim của mình thì ba má không thể thoát chết dưới bàn tay ma của họ.
Bà Hội đồng không tin con mình còn sống, bà chụp lấy tay, nắn tới nắn lui mấy lượt, khiến cho Ái Loan phải lên tiếng xác nhận:
– Con đây mà, chớ phải ma quỷ gì đâu!
Nhớ chuyện dưới ghe ở sông cái, bà ngập ngừng hỏi:
– Nó… tha cho con rồi sao?
Ái Loan chỉ tay ra cửa:
– Anh cùng về với con kìa.
Bà Hội đồng vừa nghe tới đó đã kinh hoàng, nhảy xuống khỏi giường:
– Đừng! Đừng để nó vô đây! Ba mày thấy nó là ông chết liền!
Nhưng thật bất ngờ, ông Hội đồng bỗng bật dậy, lên tiếng:
– Trong cơn mê vừa rồi tôi đã gặp nó. Đúng là nó không hại tôi, chớ nếu muốn thì nó đã giết cả tôi với bà rồi!
Ông nhìn con gái, có hơi thẹn:
– Ba hiểu ra rồi, chính vì ích kỷ, tham lam, nên ba suýt nữa đã hại đời con. Cũng may là khi thằng Năm chết thì con đã tỉnh ngộ. Chớ nếu không…
Ái Loan thú thật:
– Lúc anh Năm Nhơn mới chết, anh đã điên cuồng định tìm giết cả nhà mình. Đầu tiên là thằng út, nó xui nên gặp anh Nhơn lúc ảnh còn hận thù chất ngất, nên bị ảnh giết. Sau đó ảnh tìm con. Gặp con dọc đường, trong lúc con đang ôm bụng bầu định nhảy xuống giếng, Chẳng hiểu sao lúc ấy anh Nhơn lại nhìn con với cặp mắt hiền lành, khác với sát khí khi ảnh hại thằng út! Sau đó chính ảnh đã thú nhận là không thể giết con, bởi con không có tội. Con năn nỉ ảnh đừng hại ba má, lúc đầu ảnh chưa chịu nghe, nhưng đến khi có sự xuất hiện của cô gái tên Lan Ngọc thì mọi việc đổi khác, ảnh đồng ý tha cho nhà mình! Chớ nếu không thì hôm nay xác ba má và con đã nằm dưới đất rồi!
Bà Hội đồng ngạc nhiên khi nghe con mình nhắc tới Lan Ngọc nào đó:
– Lan Ngọc là ai, sao dính tới chuyện này?
Hai Mến nãy giờ ngồi nghe chuyện, vội xen vô:
– Lan Ngọc là em vợ Ba Thông, người bên xóm Dừa. Chính cô ấy lúc nãy đã đem trái tim của Năm Nhơn qua đây để cứu hai ông bà đó!
Ái Loan giải thích thêm:
– Đó là người hoàn toàn xa lạ với nhà mình, con cũng chưa gặp lần nào. Cả anh Nhơn cũng không biết cô ấy…
Ông Hội đồng hỏi:
– Như vậy sao nó chen vô chuyện của mình?
– Không phải vô cớ đâu. Nhà mà cô ấy ngụ ở gần chỗ cái xác anh Nhơn trôi tấp vào, nên đêm đó trong hồn phách của anh Nhơn đang dật dờ không nơi nương tựa thì tình cờ gặp cô Lan Ngọc đó. Tâm trạng chung của những oan hồn mới chết, hễ gặp ai quan tâm tới mình thì muốn được người đó cứu hoặc đem người đó theo mình. Đêm hôm đó anh Nhơn đã dùng hồn thằng út lôi kéo Lan Ngọc ra nghĩa địa vắng tính thực hiện ý đồ, nhưng khi thấy cô Ngọc có lòng nhân đạo, dám nhảy xuống cứu đứa bé té mương, trong khi cô ấy không hề biết lội, do vậy anh Nhơn đã động lòng thiện, thay vì bắt cô ấy theo, anh ấy lại kết bạn với cô và thề là sẽ không hại nữa! Chính cô Lan Ngọc đó, chớ không phải mình con làm cho Năm Nhơn hướng thiện, từ quỷ dữ biến thành oan hồn hiền lành. Những tên thủ hạ của Hương quả Hận chết là do quá sợ, đứng tim mà chết, chớ không phải Năm Nhơn giết. Không tin thì từ nay ba má sống chung với ảnh rồi sẽ thấy.
Bà Hội đồng hốt hoảng:
– Sao sống chung với ma được!
Ái Loan nhẹ giọng:
– Vậy mà má sẽ thấy.
Cô đứng lên đi thẳng lên lầu, lát sau trở xuống bảo:
– Anh Nhơn sẽ ở phòng của con. Từ nay không ai được bước vào đó nếu con không cho phép. Hồn ma không ác, không hại ai chỉ khi nào không ai phạm tới họ. Con tin mọi người hiểu…
Cả nhà im lặng. Họ hồi hộp lắm, nhưng chẳng ai dám hé răng. Ái Loan phải trấn an:
– Anh Nhơn không có thân xác, chỉ có phần hồn, nên chẳng ai có thể gặp được ảnh nếu ảnh không muốn. Mà hồn ma thì chỉ hiện ra khi ai đó làm điều không phải với họ thôi. Còn ngoài ra họ không hiện hữu, đừng sợ.
° ° °
Có lẽ do sợ bị trừng phạt, cho nên sau đó chẳng một ai nói ra chuyện hồn Năm Nhơn về sống chung nhà Hội đồng Thì. Đặc biệt là Hai Mến, cô ta tỏ ra biết điều, ngoan ngoãn vô cùng. Đích thân cô ngày ngày ba bữa làm cơm, bưng lên cúng ở bàn thờ đặt trong phòng của cô chủ.
Mến cũng chứng kiến sự đổi thay đến ngạc nhiên của Ái Loan. Từ một cô tiểu thơ con nhà giàu đỏng đảnh, khó ưa, nay trở thành một cô chủ dịu dàng, dễ gần.
Gần một năm sau thì Ái Loan sinh con. Biết chắc đó là giọt máu vô thừa nhận, tác phẩm của mối tình vụng trộm giữa Loan và Còm Thuần, nhưng từ khi cô sinh ra thì hầu như chỉ để con trong phòng, mẹ con hủ hỉ cùng nhau. Thỉnh thoảng chính Hai Mến còn nghe những lời vỗ về, nựng nịu con của… một người đàn ông. Giọng của Năm Nhơn! Anh ta đã chấp nhận đứa trẻ ấy như là con mình!
Ngày đầy tháng con, trong số ít khách tới nhà có cả Lan Ngọc. Cô nhận làm mẹ đỡ đầu và hứa sẽ thường xuyên về thăm.
Vợ chồng Hội đồng Thì cũng thay đổi hẳn tánh biết sống có nghĩa tình hơn, hiền lành hơn. Cho đến hôm gia nhân không còn thấy họ xuất hiện trong nhà nữa. Hai Mến biết chuyện, bảo với những người thân cận:
– Ông bà ấy tu tâm dưỡng tánh, muốn lấy lòng nhơn để trả phần nào việc ác ngày trước, nên đã về một vùng quê xa xôi, cất một cái am và ở cùng nhau, tu tâm cho đến cuối đời…
Ái Loan một mình cai quản cái cơ ngơi đồ sộ của cha mẹ một cách trơn tru, tốt đẹp đến người ngoài phải ngạc nhiên. Cô dùng hầu hết tiền bạc kiếm được để làm việc thiện và từ đó ăn chay trường, không sát sinh.
Từ là một ngôi nhà mà người chung quanh mỗi khi đi ngang qua đều không dám nhìn, nay lại là nơi bà con thường lui tới thăm viếng. Đó còn là một địa chỉ mà ai có túng thiếu đều ghé qua nhờ cậy và được đáp ứng vô điều kiện. Không ai hỏi han về hồn ma Năm Nhơn nữa, nhưng trong lòng họ lúc nào cũng nhớ tới anh. Họ hiểu chỉ có anh mới cảm hóa được những con người như nhà Hội đồng Thì…
Hết phần 1

https://kenhphimtruyen.123.st
AdministratorTên: Administrator
Cấp bậc: Administrator

Bài viết: 4Con Tim Của Quỷ Empty Re: Con Tim Của Quỷ 19/7/2015, 23:30

[size=38]Con Tim Của Quỷ Phần 2[/size]
Từ trước tới nay, mọi người ai ai cũng tin rằng có thế giới bên kia. Khi chết thì hồn sẽ lìa khỏi xác và trở thành hồn ma. Những hồn ma hay hiện về là những hồn ma chết oan và chưa được giải oan hoặc bị giết và bị vứt hay giấu xác ở nơi nào đó làm cho linh hồn không thể siêu thoát và vẫn lang thang ở trần gian vì chưa được giải oan cũng như chưa được chôn cất cẩn thận.
Tác giả Người khăn trắng bằng trí tưởng tượng của mình đã xây dựng lên những câu truyện ma rất rùng rợn làm người đọc phải “đứng tim” theo từng tình tiết của truyện. Rất nhiều truyện ma được Người Khăn Trắng viết lên không chỉ rùng rợn sợ hãi mà nó còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc, những bài học thấm thía về lẽ sống và nhân cách làm người.
Mời các bạn độc giả đọc truyện Con tim của Quỷ phần 2

Con Tim Của Quỷ 509dbfc0be1dd68340
Con Tim Của Quỷ phần 2 (Ảnh minh họa)
Mời các bạn độc giả đọc truyện Con Tim Của Quỷ Phần 2 để bắt đầu đi vào những gì đáng sợ nhất trong màn đêm
Phần 2: NÀNG DÂU ÂM PHỦ
Nói tới Hai Lân thì cả làng không ai là không biết. Chỉ cần nghe tiếng bước chân nặng nề, khi đi, khi chạy là người ta đã nói đúng phóc người đó là ai. Bởi Hai Lân tuy còn trẻ, dáng người mảnh khảnh, nhưng có bước chân nặng, lóc chóc đến khó tin.
Nhà Lân nghèo, cha mẹ già lại chỉ có mỗi Lân là con, nên dẫu thấy Lân suốt ngày cứ đi lêu lỏng, chẳng chịu làm việc gì, họ cũng chỉ biết lắc đầu than thở một mình, chớ chẳng nỡ trách mắng.
Có người cắc cớ hỏi Hai Lân:
– Sao mày không lấy vợ, để vợ nó đỡ đần cho bà mẹ tuổi gần đất xa trời?
Thì chỉ nhận được ở Hai Lân một nụ cười hiền lành và câu trả lời tội nghiệp:
– Có ai chịu đâu mà cưới.
Cũng có lần Hai Lân nói đùa:
– Nếu cô nào chịu về nuôi tui thì tui lấy liền!
“Có ma nó nuôi!” Đó là câu nói của hầu hết con gái trong làng khi nghe câu nói đùa của Hai Lân. Họ còn nguyền rủa:
– Thằng đó có ngày chết bờ chết bụi để rồi ma quỷ nó đưa về nuôi!
Kể ra cũng tội cho Hai Lân. Thuở nhỏ anh ta cũng được ông bà Hai Mộc cho đến trường. Cũng học hành giỏi dang, chữ nghĩa đủ dùng, nếu không muốn nói là còn khá hơn nhiều con nhà giàu trong vùng. Chỉ có điều là do nhà nghèo, nên đang học lên cấp cao hơn thì Hai Lân phải bỏ ngang. Bởi vậy, tuy lêu bêu, không việc làm, không có sự nghlệp, nhưng Hai Lân không bao giờ làm gì bậy bạ. Anh sống có nghĩa có tình với làng xóm, nên tuy không trọng anh, nhưng mọi người vẫn không có gì để khinh rẻ.
Bỗng một hôm Hai Lân nói nghiêm túc với mẹ:
– Con đi tìm vợ đây!
Bà Mộc vốn đã quen kiểu nói chuyện tưng tửng của con, nên nghe xong bà vẫn không thèm để ý. Mãi đến lúc thấy Hai Lân mặc áo mới đi ra thì ngạc nhiên hỏi:
– Mày đi đâu?
Hai Lân đáp tỉnh bơ:
– Đi kiếm vợ!
Ông Hai Mộc đang nằm ngủ nghe vậy cũng phải bật dậy:
– Chắc có con vợ hư của ai đó ném bãi rác, nó đi tìm để nhặt về đó!
Hai Lân chẳng nói chẳng rằng, cứ cắm cổ đi một hơi. Bà Mộc gọi với theo:
– Nhớ chiều về ăn cơm rồi còn đi chùa với tui đó!
Ông Hai Lân lắc đầu ngao ngán:
– Nói chơi vậy chớ nếu nó nhặt được con vợ hư bỏ đi của ai đó đem về, thì tui với bà cũng còn có hy vọng kiếm được đứa cháu nội! Hơn là vô vọng mãi như thế này…
Trong khi đó Hai Lân đi bộ khá xa, đến tận đầu làng. Nơi anh chàng ghé lại chính là cơ dinh của ông đại gia giàu nhất làng Dương Sơn. Nơi đó đang có một đám cưới đang cử hành!
Vốn không quen biết gia chủ, lại cũng không phải khách mời, mà còn ăn mặc lôi thôi nữa, nên khi vừa bước vô tới cổng đã bị mấy con chó giữ nhà ào ra sủa dữ dội. Nhưng thay vì sợ hãi, Hai Lân lại cứ tỉnh queo bước sâu vào sân. Một người ra dáng là quản gia, bước chận ngang mặt Hai Lân, hất hàm hỏi:
– Chú mày đi đâu? Bộ muốn chôm chỉa gì trong này phải không? Khôn hồn thì đi ra, không tao cho gông đầu lại bây giờ!
Hai Lân vẫn không ngán:
– Bộ đám cưới đón khách kiểu này hả?
Một bà lớn tuổi có lẽ sợ huyên náo ảnh hưởng tới bữa tiệc, vội bước tới nhỏ nhẹ hỏi:
– Cậu là khách của đàng trai hay đàng gái?
– Cả hai đàng! Nhất là cô dâu!
Vốn cô dâu Thiên Hương trước khi lấy chồng đã có nhiều sự giao du thoải mái, nên bà nọ không nghi ngờ lắm lời nói của Hai Lân, bà ta nói khẽ với gã kia:
– Cũng không chừng nó thuộc đám bạn của con Thiên Hương lúc đi học. Hay là cứ để nó vô đại đi. Con Thiên Hương mà biết mình ngăn cản bạn nó thì phiền hà lắm, ông bà chủ đang muốn xoa dịu nó…
Tay quản gia chỉ cho Hai Lân tới khu vực bàn dành cho khách nghèo của hai họ, một khu vực mà trong các đám cưới lớn cô dâu chú rể ít khi tới nơi chào hỏi.
Không quan tâm tới tiểu tiết đó, Hai Lân vô tư tới ngồi vào một bàn toàn người lạ. Cũng may cho anh ta, trong bàn hầu hết là những người lớn tuổi, có họ hàng xa với cô dâu hoặc chú rể, nên họ cũng không để ý chuyện ăn mặc xuềnh xoàng của Hai Lân. Đúng là đám cưới nhà đại gia có khác! Nguyên cả ngôi nhà đồ sộ, với khu sân vườn rộng thênh thang mà góc nào cũng kê bàn ghế, vậy mà khách còn khó kiếm chỗ trống để ngồi.
Mấy người bàn tán chuyện với nhau, có người nói:
– Con Thiên Hương chưa chịu lấy chồng, bị ba má nó bắt ép nên tưởng đâu đám cưới này không thành rồi.
Một người khác, chừng như là có họ hàng với đàng trai nên giọng điệu hơi bênh bên họ mình:
– Cô dâu này mà được về làm dâu bên nhà đó thì trúng số!
Người bên đàng gái thì không chịu:
– Bộ nhà này không giàu nhứt xứ này sao, cần gì của cải của ai!
Cuộc cãi vã sắp căng thì người ngồi bên cạnh Hai Lân tìm cách lái câu chuyện sang hướng khác, bà ta hỏi lớn:
– Cậu có gia đình chưa?
Hiểu ý bà ta, Hai Lân cũng đáp to, át cả lời đôi co của hai người kia:
– Dạ chưa, bởi chưa gặp người ưng ý. Mà cũng tại cháu, lâu nay ít đi ra ngoài, ít tới những chỗ đông người. Ông bà ta vẫn nói mà, trai khôn tìm vợ chợ đông mà…
Nghe cách nói chuyện ngồ ngộ của Hai Lân, mọi người quay sang anh bắt chuyện:
– Vậy bữa nay tới chốn “chợ đông” này, chắc cậu tìm được vợ?
Hai Lân cười tươi:
– Chắc là vậy! Tui đang tìm…
Nhờ Hai Lân mà không khí trong bàn trở lại thoải mái, vui vẻ hơn. Lát sau, một người nói:
– Đã chấm được ai chưa cậu gì đây…
Hai Lân vẫn giữ nụ cười thân thiện:
– Dạ vẫn chưa. Nhưng cũng sắp rồi. Linh tính báo cho cháu biết như vậy…
Cô dâu chú rể đang tới từng bàn chào hai họ. Phải mất hơn nửa tiếng sau họ mới tới gần khu “nhà nghèo”, một người nói vui:
– Khu vực của mình đời nào được tới chào. Bởi họ biết có chào thì tiền mừng cũng chẳng được bao nhiêu!
Câu nói gây sốc, nhưng lúc này không ai lên tiếng phản đối. Đột nhiên cô dâu chú rể hướng về bàn của Hai Lân đang ngồi, mà người chủ động là cô dâu, nàng ta gần như lôi chàng rể đi!
Một người thân với gia đình cô dâu lên tiếng:
– Con nhỏ vậy mà được. Nó tới chào mình đó!
Chợt đôi mắt Hai Lân sáng lên, anh ta lẩm bẩm:
– Đúng là nàng rồi! Đúng là nàng…
Bà ngồi cạnh hỏi nhỏ:
– Cậu tìm được người ưng ý rồi hả?
Hai Lân đáp liền:
– Được rồi!
– Mừng cho cậu! Nhưng là ai vậy, chỉ tui coi được hôn?
Hai Lân không ngại, đưa tay chỉ thẳng vào cô dâu:
– Nàng đây!
Lúc ấy cô dâu đã buông tay chú rể ra, ào tới ôm chầm lấy Hai Lân, trước sự bàng hoàng của đám đông! Dĩ nhiên là vợ chồng chủ gia đã kịp can thiệp, họ kéo tay Thiên Hương ra và sừng sộ với Hai Lân:
– Thằng này là ai vậy?
Hai Lân chưa kịp đáp thì cô dâu một lần nữa nhào tới đứng chận ngang trước mặt cha mẹ:
– Đây mới chính là người con yêu! Ba má mà cản thì con cắn lưỡi chết liền cho coi!
Cô le lưỡi ra đặt giữa hai hàm răng như sắp cắn, khiến cho bà Chủ Lụa phải kêu lên:
– Đừng ép nó. Để tui…
Bà xuống giọng với con gái:
– Có chuyện gì thì con từ từ nói với má. Sao lại làm như vầy hả Thiên Hương. Con có biết thằng này là ai đâu, tại sao…
Bà nói chưa dứt lời thì cô nàng đã quay lại ôm Hai Lân lần nữa:
– Đây mới chính là nhân duyên của con. Cái đám cưới này là thứ mà con bị ép buộc phải lấy, con không đời nào chịu làm vợ anh ta đâu ba má đừng ép!
Chú rể nãy giờ ngỡ ngàng, bấy giờ mới lên tiếng:
– Em điên rồi phải không Thiên Hương! Anh đây mới là chồng em…
Anh ta vừa nói vừa xông tới đấm thẳng vào mặt Hai Lân. Do quá bất ngờ, Hai Lân không hề né kịp, anh chờ để lãnh trọn cú đấm, thì… thật bất ngờ, mọi người nghe một tiếng thét lớn, rồi cô dâu ngã xuống với máu chảy ra từ khóe miệng! Thì ra cú đấm vừa rồi đã rơi thẳng vào mặt Thiên Hương, bởi cô nàng đã đưa má ra lãnh thay cho Hai Lân!
– Trời ơi, chết con tôi!
Bà chủ Lụa cúi xuống ôm con, vừa tru tréo:
– Sao mày đánh nó!
Bà đỡ con dậy, Thiên Hương mở mắt ra, nhìn trừng trừng vào chú rể:
– Mày nhớ nghe! Cú đấm này mày phải trả giá! Tao dứt khoát không lấy mày!
Vừa nói nàng ta vừa vùng dậy, phóng chạy ra ngoài trước sự ngơ ngác của thực khách! Hai Lân cũng lao theo:
– Cô… cô gì ơi! Cô Thiên Hương ơi!
Bóng họ mất hút trong bóng đêm…
Vợ chồng nghiệp chủ Trần Văn Lụa sững sờ rồi sau đó sượng sùng khi mọi quan khách đều nhìn vào họ như để chờ câu trả lời. Nhưng biết nói sao cho phải đây? Nghiệp chủ Lụa lắp bắp:
– Tụi nó… tụi nó điên hết rồi!
Chú rể Tấn Đạt sau một lúc sượng mặt, vội nói giọng yếu xìu:
– Con xin lỗi ba má, thật ra con không muốn làm như vậy. Người mà con nhắm đánh là thằng khốn nạn đó!
Bà chủ Lụa rên rỉ:
– Con có biết là ba má đã tốn bao công sức để dụ nó về và gả cho mày không? Nó đã phản đối bằng cách bỏ nhà đi cả tháng trời, rồi còn uống thuốc độc tự tử nữa, may mà người ta cứu kịp. Khi nó về nhà chính má là người năn nỉ nó suốt mấy đêm liền nó mới chịu thuận tình cho cử hành hôn lễ. Chuyện hồi nãy đúng ra con phải bình tĩnh, nhỏ nhẹ với nó, cộng với sự khuyên lơn của má, chớ đâu nên làm mạnh tay như vậy. Con nhỏ tánh tình ương ngạnh, không dễ để nó tha thứ cho chuyện vừa xảy ra đâu!
Ông chủ Lụa giục gia nhân đuổi theo. Nhưng sau một hồi rất lâu, bọn họ trở về báo lại:
– Dạ, cô chủ đã chạy đằng nào tụi con không tìm thấy.
Đám cưới trở thành một đám giặc. Do nhà trai bắt lỗi chuyện vừa rồi. Sui gia bên trai là một người có thế lực trong thương trường, sự giàu có còn trùm hơn cả nhà chủ Lụa, nên mụ vợ nhà đó lớn tiếng sỉ vả:
– Tưởng con gái mấy người quý lắm sao mà làm nhục con trai tôi! Để rồi coi đứa nào phải lạy đứa nào để xin lỗi! Đi về tụi bây!
Bọn họ rùn rùn bỏ ra về. Các thực khách khác thấy vậy cũng kéo về theo. Những bàn tiệc cỗ cưới mới ăn được vài món, còn bỏ lại ê hề…
Vợ chồng chủ nhà thẫn thờ như kẻ mất hồn… Nhất là bà chủ Lụa, khi bà chợt nhớ lại tánh mạng con gái mình, bà hốt hoảng gào lên:
– Đem xe ra cho tao đi kiếm con Thiên Hương coi! Nhanh lên!
Hình ảnh một Thiên Hương quá quẫn bách nhảy xuống dòng sông nào đó, hay thậm chí lao đầu vào xe đang chạy là điều có thể xảy ra lắm!
– Dạ thưa bà, xe đã chuẩn bị xong rồi.
Bà vụt chạy ra xe, ông chủ Lụa định chạy theo thì bị bà nạt ngang:
– Ông đi làm gì cho rối thêm! Ông ở nhà đó mà đi lạy lục thằng bạn làm ăn của ông, nó mới chửi ông như chửi chó đó chưa đã sao!
Tuổi già trên bảy mươi của ông, lăn lộn thương trường cũng lắm điều trái ngang, nhục nhã, nhưng chưa bao giờ Lụa bị một vố đau điếng, sỉ nhục như thế này. Ông nuốt nhục, chịu đựng một mình bây giờ cũng chỉ vì tự ông gây ra. Việc bắt ép con gái lấy người nó không yêu là bởi ông cần vay bên sui gia một số tiền lớn để kinh doanh, bởi thế họ mới coi thường ông, con gái nó hận ông…
* * *
Bà chủ Lụa lắng nghe người nọ kể:
– Cô Hai có ghé đây ở chơi nửa buổi rồi đi, tui có giữ lại nhưng cô không nghe. Mà lạ lắm, lúc đi tui thấy cô ấy khóc!
– Nó đi với ai chị có biết không?
– Làm gì có ai, cổ đi một mình. Đích thân cổ lái chiếc xe hơi màu đen xì, mà chạy lẹ lắm, suýt chút nữa là đụng gãy hàng rào nhà kế bên rồi!
Bà chủ Lụa nhẹ lắc đầu:
– Cái con này, tối qua tới giờ có ăn uống gì đâu, lại uống rượu nữa, mà lái xe kiểu đó…
Người phụ nữ tên gọi là dì Xinh, vốn bà con xa với bà chủ, hỏi lại:
– Chị mới nói hôm qua mà hôm qua nào? Cô Thiên Hương đâu có ghé đây hôm qua. Tui nói là nói cách đây hơn một tháng. Hôm ấy cổ ghé qua rồi đi, tới nay đâu có trở lại.
Bà chủ Lụa thất vọng:
– Vậy mà tui tưởng dì nói nó mới ghé.
Bà thở dài thườn thượt rồi lên xe đi tiếp, dặn với lại:
– Nếu nó có ghé lại đây lần nữa thì dì làm ơn giữ lại dùm, rồi báo liền cho tôi hay. Tốt nhất là dì biểu ai đó trong nhà xì bánh xe để nó không chạy được, như vậy mới giữ nó được.
Bà bảo tài xế:
– Chạy lẹ lẹ lên Trung Lương, tui ghé nhà người quen nữa, may ra nó có ghé lại đó.
Xe vừa vọt đi thì người ở nhà bên cạnh chạy ra đưa tay ngoắc:
– Bà chủ! Bà chủ!
Tài xế ngừng lại, bà chủ Lụa chưa kịp hỏi thì chú nói:
– Cô gì lái chiếc xe màu đen thỉnh thoảng có ghé đây chơi, là cái gì của bà chủ? Tui là Tư Há, tui có chuyện này muốn hỏi bà…
Bà chủ Lụa đáp:
– Nó là con gái tôi. Nghe nói hôm trước nó xém đụng ngã hàng rào của chú, vậy mà có sao không?
– Dạ không sao. Nhưng sau đó bộ bà không hay chuyện gì về cô ấy?
Bà chủ Lụa ngạc nhiên:
– Bộ nó đụng ai nữa phải không?
– Dạ cũng không. Không đụng vào ai, nhưng đụng vô lan can cầu!
Câu nói của anh ta khiến bà chủ Lụa phải mở cửa xe bước xuống, hốt hoảng hỏi:
– Đụng vô cầu nào? Sao tôi không nghe nó nói gì hết. Con thiệt tệ…
Lại đến phiên người đàn ông kia kinh ngạc:
– Bà nói cô ấy còn… còn… sống?
– Kìa chú! Chú nói…
Bà chủ Lụa thất thần, hỏi tiếng được tiếng mất:
– Chú… chú nói… chú nói… con tôi thế nào? Thì nó… còn sống chớ có chuyện gì…
Người nọ lẩm bẩm:
– Sao kỳ vậy… sao lại có chuyện…
Bà chủ Lụa vẫn còn run:
– Chú nói vậy là sao? Con tôi…
Ông ta quay vào nhà mình, kêu lớn:
– Sáu à, con ra đây ba biểu!
Người được gọi là Sáu, tên là Sáu Đời, từ trong nhà chạy ra ngay.
– Con nói cho bà chủ đây nghe chuyện cô gái lái chiếc xe đen bữa trước đụng gãy lan can cầu rồi rớt xuống sông ra sao?
Anh chàng tuổi cỡ mười lăm mười sáu, khá lanh lợi kể:
– Hôm đó cháu đi trên chợ về, vừa ngang cầu Rạch Gò thì đúng lúc chiếc xe đen đó lao lên lan can, đụng mạnh vô đó và rớt luôn xuống sông! Việc rất nhanh, nhưng con còn kịp nhìn thấy người lái xe là một cô gái, mà con còn nhớ cô ấy chính là cái cô thỉnh thoảng hay ghé đây thăm bà Hai bên cạnh. Con có đứng đó xem người ta mò tìm cô ấy…
Bà chủ Lụa gần muốn xỉu tại chỗ, bà hỏi hầu như không còn nghe rõ:
– Có… có sao không?
Sáu Đời thật tình đáp:
– Dạ, cổ chết tại chỗ!
– Trời ơi!
Chỉ kêu được hai tiếng đó rồi bà ta quỵ xuống, ngất đi. Trong lúc đó bà dì Xinh ở nhà bên vừa chạy ra, bà ngạc nhiên hỏi:
– Chị ấy sao vậy?
Người đàn ông đáp:
– Bà ấy nghe con tui kể chuyện cô gái lái xe hôm đó lọt xuống sông chết, vừa nghe xong bả xỉu liền!
Dì Xinh giật bắn người:
– Ai chết?
Tư Há nhíu mày nhìn sang con, hỏi:
– Bộ từ bữa đó tới nay con chưa báo cho Dì Xinh biết?
Sáu Đời lúng túng:
– Dạ chưa… bởi vì…
Dì Xinh phải giải thích thay:
– Có lẽ nó tránh mặt tui. Số là bữa trước nó theo ghẹo con gái tui, bị tui rầy…
Tư Há ôm đầu kêu lên:
– Trời ơi, con ơi là con! Vậy mà tui tưởng nó báo cho Dì biết rồi.
Chú quay sang giục dì Xinh:
– Phải cứu tỉnh bà chủ lại thôi!
Bà chủ Lụa tỉnh lại sau một lúc được xoa dầu. Vừa mở mắt ra bà gào lên:
– Không phải! Con tôi còn sống!
Bà giục tài xế:
– Chạy ngay lên cầu gì đó…
Chừng như Sáu Đời muốn đoái công nên mau mắn:
– Để con dẫn đường cho!
Cậu ta nhảy lên xe và chỉ đường:
– Chạy khoảng hai cây số thì tới. Cây cầu đó cái lan can tới bữa nay vẫn còn chưa sửa.
Chỉ vài phút sau thì xe chạy tới đầu cầu, rõ ràng lan can cầu còn dấu gãy do bị xe đụng. Sáu Đời nói thêm:
– Chiếc xe hình như vẫn còn kẹt dưới sông chưa được vớt lên. Chỉ có xác chị ấy thì bữa đó hình như người ta đưa vô nhà làng ờ đàng kia…
Bà chủ Lụa tức tốc đi về phía nhà làng. Vì còn trong giờ làm việc nên có mặt hầu như đủ ban hương chức hội tề. Khi nghe bà hỏi vụ việc đó, một người xưng là hương hào Mỹ nói liền:
– Do đương sự không đem theo giấy tờ tùy thân, nên chúng tôi căn cứ theo chiếc lắc đeo ở tay mà biết được tên là Lý Thị Thiên Hương. Đây, ông Hương sư Phẩm còn giữ lại chiếc lắc đó làm bằng. Mời bà gặp ông Hương sư.
Bà ta khỏi hỏi, bởi Hương sư Phẩm vừa bước ra, ông đã cầm sẵn chiếc lắc vàng đưa lên hỏi:
– Bà nhận ra vật này không?
Vừa trông thấy, bà Lụa đã kêu lên:
– Của nó đây mà!
Rồi sợ họ không tin, bà nói luôn:

https://kenhphimtruyen.123.st
AdministratorTên: Administrator
Cấp bậc: Administrator

Bài viết: 5Con Tim Của Quỷ Empty Re: Con Tim Của Quỷ 19/7/2015, 23:31

– Chiếc này do chính tôi đặt làm cho con gái tôi đeo hồi nó mười hai tuổi tới giờ, nặng một lượng vàng y, do tiệm vàng Ngọc Hương làm.
Hương sư Phẩm gật gù:
– Đúng rồi. Vì sợ chôn theo xác bị người tham đào bới lấy trộm, nên tui tạm giữ giùm. Do không biết người chết ở đâu, nên lâu nay tui cũng có ý đợi hoài…
Bà Lụa chết điếng trong lòng, cố hỏi rõ:
– Có thật là xác của nó, một đứa con gái phải không?
– Do ngồi trong xe, khi tai nạn xảy ra do chấn động mạnh nên đầu cô ấy có va đập vào vô lăng, bị thương chớ phần khác của thân thể thì không. Lúc liệm đem chôn tui có nhìn rõ. Mồ mả hiện nay còn ở nghĩa địa làng ở gần đây, bà có thể ra đó thăm, rồi sau đó có nhu cầu thì chúng tôi sẽ giúp bốc mộ giùm.
Những lời nói sau của ông Hương sư hầu như bà chủ Lụa không còn nghe thấy gì. Bà lảo đảo… Ở tại nghĩa địa làng bà Lụa không tiện mở nắp quan tài ra nhìn, chớ thật ra bà chưa tin hẳn trong đó là con gái mình. Mãi đến khi quan tài chuyển về nhà, bà đã bàn với chồng:
– Phải nhờ cái chỗ gì đó của Tây, người ta gọi là… là… cái gì y y đó, để họ khám nghiệm xem sao.
Ông chủ Lụa nói:
– Đó là pháp y, nhưng mà cần gì tới họ. Nó chết do tai nạn xe, chớ có phải ai giết đâu mà nghi ngờ…
Bà tru tréo lên:
– Nhưng tui thì nghi ngờ. Chết sao mới rồi nó còn về nhà làm đám cưới?
Câu nói của vợ làm cho ông chủ Lụa giật mình! Ông lẩm bẩm:
– Ờ há, sao lại có chuyện đó?
Ông hồi nhớ lại và bỗng giật mình:
– Mà cũng có thể lắm! Hôm nó trở về nhà sau thời gian bỏ đi, chẳng biết là đi đâu, bà nhớ không, nó chẳng nói rằng gì với ai hết suốt mấy ngày liền, tánh tình cũng thay đổi nhiều… Cho đến khi bà thuyết phục được nó chịu làm đám cưới với thằng Tấn Đạt. Nó như là người mất hồn… Bà Lụa thì đang nhớ chuyện khác. Bà chưa quên cái cảm giác khi chạm vào thân thể con gái lúc chuẩn bị ngày cưới:
– Tui nhớ ra rồi, thịt da nó lúc ấy sao không có hơi ấm! Tui có hỏi thì nó chỉ lắc đầu không nói, lúc ấy tui cứ nghĩ do quá đau lòng nên nó như vậy. Đâu có ngờ…
– Bà ngờ điều gì? Phải chăng…
Họ lặng người đi, không ai dám nói ra điều mình đang nghĩ…
Cuối cùng quan tài cũng được mở ra, do những gia nhân của nhà chủ Lụa thực hiện. Xác chết trong áo quan đúng là Thiên Hương, bởi dù đã qua gần một tháng, nhưng vẫn còn có thể nhận diện được.
Lúc này nỗi đau trong họ còn có thêm nỗi sợ hãi nữa. Bà Lụa không dám nói lớn, như sợ có người nghe được:
– Như vậy nó là… hồn ma hay sao?
Ông Lụa thừ người ra khá lâu, rồi cũng run giọng nói:
– Nhà mình đến ngày cùng tận rồi hay sao mà xảy ra chuyện này! Tội của ai đây, hở trời!
Lại sắp có cuộc cãi nhau về chuyện ai có tội, thì chợt có đứa người làm chạy vào báo:
– Thưa ông bà, có người ở làng Tân Hội đem lễ vật qua xin ông bà cho… cưới cô Thiên Hương ạ!
Bà chủ Lụa tái mặt:
– Họ là ai?
– Dạ, không biết là ai, nhưng đi theo còn có cái người mà… mà trong đêm cưới đã khiến cho cô Thiên Hương nhận làm chồng đó!
Cả vợ chồng chủ Lụa điếng vía:
– Họ… họ… hả? Mời… mời họ vô!
Họ bước ra cửa thì đã gặp vợ chồng Hai Mộc và Lân bước vào. Họ cố diện quần áo tươm tất hơn, nhưng do nghèo, nên bộ cánh cũng không tỏ rõ được là đi hỏi vợ cho con. Ông Hai Mộc lên tiếng trước:
– Xin thưa với ông bà chủ. Hôm nay vợ chồng tui…
Ông nói chưa dứt lời thì Hai Lân đã chen ngang:
– Nói chi dài dòng ba, hôm nay theo lời dặn của Thiên Hương, tụi tui đem chút lễ vật qua để xin cưới…
Đang bực bội, bà chủ Lụa quát lớn:
– Cưới xin gì, mau cút đi!
Hai Lân hình như đoán biết trước tình hình, anh chàng vẫn bình tĩnh:
– Bớt nóng đi má, con làm theo lời Thiên Hương mà. Đây là những lễ vật mà má thách cưới với bên nhà thằng Tấn Đạt. Giá trị còn có phần hơn!
Anh ta giở cái hộp thiếc ra, ánh sáng chói lòa của những món nữ trang bằng kim cương, ngọc thạch làm lóa cả mắt người nhìn! Bà chủ Lụa líu cả lưỡi:
– Mày… mày có…
Hai Lân cười lớn:
– Nhằm nhò gì ba cái đó! Má cần thì tui còn nữa…
Đang phát hoảng vì những thứ trước mắt, nhưng chợt nhớ lại chuyện con gái, bà bật khóc nức nở, rồi chỉ tay về phía quan tài đang mở nắp:
– Mày tới mà coi, lấy cái xác của nó được thì lấy!
Hai Lân không tới xem, mà lại nói:
– Thiên Hương đang ở nhà con mà, cần gì xem!
Ông chủ Lụa không nhịn được nữa, lớn tiếng:
– Nó chết còn nằm kìa, lải nhải gì nữa!
Đến lượt chú Hai Mộc lên tiếng:
– Vậy hóa ra ông bà nói chúng tôi giết con dâu mình sao? Nó đang ở bên nhà, chờ chúng tôi đem lễ vật sang cho phải lẽ, rồi thì chính thức làm dâu. Xin ông bà nhận sính lễ cho…
Bà chủ Lụa gào lên:
– Cưới xin gì được với cái xác đó thì cưới đi!
Hai Lân lúc này mới bước tới gần quan tài nhìn rồi phá lên cười:
– Ba má quẫn trí rồi, xác gì đâu?
Câu nói của anh ta làm cho cả vợ chồng nghiệp chủ Lụa phải cùng chạy lại nhìn vào quan tài. Họ cùng kêu lên:
– Trời ơi!
Trong quan tài trống không! Ông chủ Lụa quay sang hỏi người nhà:
– Tụi bây đem nó đi đâu?
Mấy người đều rùng mình:
– Tụi con sợ gần chết, ai dám rớ tới!
Hai Lân nói tỉnh bơ:
– Tui đã nói rồi, Thiên Hương đang ở nhà tui mà!
Hai Mộc cũng nói:
– Hôm qua hai đứa nó dẫn nhau về, vợ chồng tui rối hết sức, nay phải qua để xin lỗi ông bà…
Hai Lân lớn tiếng:
– Không lỗi phải gì cả! Thiên Hương là vợ của con, nàng ấy về nhà với con là phải đạo lý, chớ sao lại lỗi phải ở đây! Còn lễ vật hôm nay là Thiên Hương muốn con đem về để cho cha mẹ đem trả lại cho nhà thằng Tấn Đạt!
Lúc ấy bà chủ Lụa nhìn kỹ lại thì đúng những nữ trang kia chính là sính lễ của bên đàng trai đem qua bữa trước, Bà nhìn sang chồng hội ý:
– Bây giờ làm sao?
Hai Lân lại nói:
– Thiên Hương nói nàng ấy không bao giờ về nhà nữa đâu. Ông bà có muốn thăm con thì qua bên đó mà thăm.
Ông chủ Lụa nói yếu xìu:
– Thử qua bên đó xem sao…
Vợ chồng họ đi theo Hai Lân mà lòng dạ hoang mang vô cùng. Họ không hiểu con gái mình mà Hai Lân nói đang ở bên nhà anh ta và cái xác trong quan tài ai mới là Thiên Hương? Họ vừa van vái cho con mình còn sống, nhưng nghĩ tới việc nó sẽ là vợ của một thằng không ra gì thì họ không đành lòng… Còn nếu đúng là Thiên Hương đã chết, thì còn thảm kịch nào hơn!
Trong tâm trạng bấn loạn đó, họ hầu như chẳng còn tỉnh táo, bởi vậy lúc bước vô căn nhà lá tồi tàn, họ không để ý cô con gái rượu của mình đang đứng đợi sẵn. Cho đến khi Thiên Hương lên tiếng:
– Ba, má!
Ngẩng lên nhìn, bà chủ Lụa reo lên trước:
– Con. Con tôi đây mà!
Rồi bà quay sang chồng:
– Ông ơi, con Thiên Hương còn đây, đâu có chết!
Ông chủ Lụa vẫn chưa tin là sự thật, hơi lắp bắp hỏi:
– Con… con thiệt đây sao Thiên Hương?
– Chẳng lẽ con là giả?
– Vậy còn… cái xác chết chìm cùng chiếc xe?
Nàng cười, nhỏ nhẹ đáp, thái độ hơi khác thường với một Thiên Hương đanh đá, nói ngang trước đây:
– Dạ, ba má và mọi người lầm rồi. Xác đó không phải, là của con. Hôm đó một người bạn mượn xe con lái rồi bị nạn, ai cũng tưởng là con.
Nhớ lại chiếc lắc đeo tay, bà hỏi:
– Vậy sao chiếc lắc của con lại ở trong tay người chết?
Thiên Hương ngạc nhiên:
– Chiếc lắc nào? Lắc của con còn trong tay con đây.
Nàng đưa tay lên, quả nhiên vẫn còn chiếc lắc vàng chính bà chủ Lụa sắm cho từ lâu! Bà chủ Lụa hốt hoảng đưa tay sờ vào túi áo mình, tìm chiếc lắc mà ông Hương sư đưa bữa qua, thì bà điếng hồn, bởi nó chẳng còn trong túi!
– Kỳ vậy? Mới đây…
Bà sờ khắp túi cũng không có, lòng hoang mang vô cùng. Vừa lúc đó thì nghe Thiên Hương nói:
– Ba má đã biết con ở đây rồi thì cứ yên tâm mà về. Để tránh tai tiếng và sự làm khó dễ của bên nhà Tấn Đạt, từ nay con sẽ không về thăm ba má.
Nói xong nàng ta quay bước đi vào trong. Ông chủ Lụa phát hiện điều lạ đầu tiên, ông nói khẽ với bà:
– Sao giọng nói của nó là lạ, bà có thấy không?
– Thì… có thể do nó khóc nhiều nên khan tiếng, đổi giọng. Mà thôi, nó còn sống là mừng rồi, để vài bữa nó bình tâm lại mình sẽ tính sau…
Hai Mộc mời:
– Đã tới đây rồi, dẫu nhà nghèo, vợ chồng tui cũng xin mời ông bà ly nước. Và cũng xin ý kiến ông bà về việc hôn nhân của tụi nó?
Bà chủ Lụa thở dài:
– Còn ý kiến ý cò gì nữa. Tụi tui có bắt về nó cũng không về. Vậy mấy người muốn làm sao đó thì làm.
Bà hỏi ông:
– Đi về chớ còn đứng đó làm gì!
Họ ra về rồi thím Hai Mộc mới lo lắng:
– Xem ra họ không vui. Mà tui cũng không hiểu, thằng Hai Lân nhà này ham chi vợ đẹp, vợ giàu, để cho rắc rối thêm!
Thiên Hương bước ra, nói tỉnh rụi:
– Rắc rối gì má lo. Rồi đây chính họ mới cần đến mình đó.
Những câu nói khó hiểu đó làm sao đôi vợ chồng nghèo, chất phác này hiểu được. Nên họ chỉ nhìn nhau rồi im lặng…
Trong khi đó vợ chồng chủ Lụa vừa về tới nhà đã vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy chiếc xe hơi màu đen vốn là của Thiên Hương đang đậu trước sân!
– Xe của con Thiên Hương kìa ông?
Họ chạy lại nhìn vô xe và một lần nữa muốn đứng tim! Bởi ở băng sau xe có một xác người nằm dài trên đó!
– Cái xác… hồi nãy!
Thì ra đó chính là cái xác nằm trong quan tài mà người ta nói là của Thiên Hương.
– Nó biến mất lúc nãy, sao bây giờ ở đây?
Họ còn đang hoang mang thì bất chợt có đôi vợ chồng lạ từ ngoài cổng bước vào. Họ lên tiếng ngay:
– Xác đó là của con gái tôi!
Họ nhào tới ôm lấy xác con, khóc òa lên khiến cho vợ chồng nghiệp chủ Lụa ngơ ngác:
– Kỳ vậy?
Họ không ngại cái xác đã bốc mùi, cứ ôm nó mà gào khóc! Mãi sau đó người chồng mới bình tĩnh lại, nói:
– Con Hoa Lài, con gái tui được một người bạn gái, nghe nói là con của ông bà đây rủ đi chơi bằng xe hơi, để rồi cả tháng nay không thấy về. Tụi tui đã đi tìm kiếm khắp nơi mà không gặp, hôm qua nó về báo mộng là hãy qua đây mà nhận xác về, nên tui mới biết đây mà tới.
– Con ơi là con!
Nhìn họ khóc thảm thiết mà lòng dạ vợ chồng chủ Lụa đau theo. Họ muốn lên tiếng an ủi, nhưng sợ nói ra rồi họ đi tìm Thiên Hương sẽ lôi thôi ra, nên đành nín thinh. Lát sau bà chủ Lụa nói cho qua chuyện:
– Con gái tụi tui cũng chưa thấy về… không biết nó sống chết ra sao?
Bà cũng cố gắng khóc theo, y như thật. Có lẽ do đồng cảnh ngộ với nhau, nên vợ chồng người kia cũng không khó dễ gì, họ được nhận xác con là an lòng, nên vội mướn ghe chở xác về ngay. Còn lại hai vợ chồng, ông chủ Lụa bàn:
– Tui tính như vầy, dẫu sao thì bây giờ con Thiên Hương cũng yên phận bên đó rồi. Mà tánh khí nó bà biết rồi, nếu ép nó lần nữa thì chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra. Mà như thế cũng ổn, bởi nó mà trở về đây thì dám bên đàng trai đâu để mình yên!
Nhìn thấy chiếc xe hơi còn đậu trước sân, ông chủ Lụa bất nhẫn nói giọng rầu rầu:
– Bây giờ nhìn chiếc xe này tui lại thấy sợ. Xe mà đã lọt xuống sông rồi thì không nên để, hay là bán đi.
Bà thì tính khác:
– Tui tính đưa qua cho con Hương có đi đâu thì đi. Mà nè ông, tui thắc mắc nãy giờ, chẳng hiểu sao chiếc xe đang ở dưới sông tận đó, mà đột nhiên lại nằm ở đây là sao?
– Thì… thì có thể bên đó ai người ta vớt lên giùm rồi đem qua đây cho mình.
Ông gọi mấy đứa gia nhân hỏi:
– Hồi nãy tao đi vắng, có ai tới giao chiếc xe này không?
Mấy gia nhân đều lắc đầu:
– Dạ không có ai hết. Tụi con đang ở nhà sau, khi bước ra thì giựt mình thấy chiếc xe đậu sẵn rồi!
– Không thể như vậy được…
Bà Lụa ra nhìn kỹ chiếc xe, nó còn nguyên vẹn, không có bất cứ dấu vết nào của sự va chạm, nhất là khi bị rơi từ trên cầu xuống sông và nằm dưới đó cả tháng qua…
– Lạ quá ông ạ…
Ông chủ Lụa vốn người không thích suy nghĩ rắc rối, nên nói lảng sang chuyện khác:
– Con mình nó sống là may rồi. Còn mọi chuyện cho qua đi.
Bà gọi con Mẫn, đứa tớ gái thân tín của Thiên Hương và dặn:
– Mày lên phòng cô Hương, lấy hết quần áo của cô cho vô va-ly lớn, sau đó đem qua nhà của Hai Mộc ở xóm Chùa bên xã gần mình đây, nói là gởi cho cô Thiên Hương. Gởi xong thì về ngay, đừng hỏi han lôi thôi gì nữa.
Mẫn nghe lời chạy lên, và ngay lập tức trở xuống báo:
– Dạ, phòng cô Hai không còn bất cứ món gì hết. Ai dọn sạch cả rồi!
Quá đỗi ngạc nhiên, đích thân bà chủ Lụa chạy lên xem và ngẩng người ra, bởi hầu như những thứ thiết yếu đều đã không còn.
– Ở nhà có ai vô dọn đi không?
– Dạ không, tụi con ở nhà không hề mở cửa cho ai vô hết thì làm sao dọn được!
Lại một chuyện mà bà không tài nào hiểu nổi. Bà nhớ lúc nãy ở bên nhà Hai Lân, bà đã nhìn thấy Thiên Hương mặc bộ đồ mát vốn là thứ cô chỉ để riêng trong phòng, khi về nhà mới mặc, mà bữa chạy đi cô nào có đem theo bộ đồ đó?
Lưỡng lự một lúc, sau đó bà bước hẳn vào phòng. Xem xét lại những vật dụng, bà bất ngờ phát hiện ở bàn phấn của Thiên Hương có một chiếc lắc vàng rất lạ, cầm lên xem bà giật mình khi thấy có khắc tên hai chữ rất đẹp: Hoa Lài!
Dằn bên dưới chiếc lắc đó là một mảnh giấy với chữ viết mà bà Lụa nhận ra ngay đó là nét chữ của Thiên Hương: “Sinh ra thì xác hồn đều của cha mẹ, nay thác, xác phải mượn hồn kẻ khác! Con xin đắc tội…”
Bà chủ Lụa chợt hiểu, bà không thốt được lời nào, ngã quỵ và ngất đi…
° ° °
Thiên Hương quỳ trước mặt cha mẹ chồng, giọng chân thành:
– Con xin ba má hãy giúp cho chuyện này. Số là con và anh Hai Lân có duyên số từ kiếp trước, nhưng do hoàn cảnh không gặp được nhau sớm. Cho đến khi anh ấy đi lang thang nhậu nhẹt với bạn bè rồi nằm ngủ ở nghĩa địa cách đây gần một tháng, mới tình cờ gặp con. Lúc ấy con đã thành người cõi âm sau tai nạn lọt xe xuống nước, hồn phách con đang vô định thì hai đứa gặp nhau và hiểu rằng đã là số kiếp, duyên số thì không làm sao xa rời được nhau. Tuy nhiên, do lúc ấy con đã bị chết rồi, nên dẫu cõi âm có thương tình, muốn tác hợp cũng không còn kịp nữa. Cũng may, đúng khi ấy người bạn tên Hoa Lài của con đi cùng xe cũng cùng chết mà số cô ấy lại chưa tới lúc phải chết, nên phán quan liền cho hồn cô ấy nhập vào xác của con để sống lại, hầu làm trọn duyên phận với anh Lân. Đó là sự thật, xin ba má nghe rồi đừng nói lại với ai, cứ để tụi con sống mà phụng dưỡng cha mẹ.
Bà Hai lo sợ:
– Như vậy lỡ ông bà chủ hỏi tội thì tui biết nói sao?
Thiên Hương quả quyết:
– Má đừng lo, họ sẽ chẳng bao giờ dám lôi thôi nữa. Vả lại, bây giờ con chỉ còn mang cái xác của con gái họ, chứ phần hồn thì là của Hoa Lài rồi. Chuyện bây giờ con muốn nhờ là ba má hãy sang nhà ba má của Hoa Lài, làm con…
Cô đưa cho cha mẹ chồng số tiền khá lớn:
– Ba má đưa giùm họ, nói tiền này là của một người có hàm ơn với Hoa Lài, muốn tặng để họ dưỡng già, bù lại chuyện họ mất đứa con…
Vợ chồng Hai Mộc ngập ngừng không muốn nhận, bởi xưa nay họ không quen nói dối, vả lại mang theo bên mình số tiến lớn họ đâm sợ… nhưng cuối cùng do Thiên Hương quá khẩn thiết nên họ phải làm theo.
Khi họ tìm được nhà của cha mẹ Hoa Lài thì vô cùng ngạc nhiên khi có một cô con gái khá đẹp đang ngồi trong nhà. Thím Hai lên tiếng hỏi:
– Đây có phải là nhà của ba má cô Hoa Lài?
Cô gái cười tươi, lên tiếng đáp:
– Dạ, con là Hoa Lài đây!
Câu nói khiến thím Hai muốn té xỉu! Thím lui nửa bước, nhìn vào cô gái:
– Cô nói lại coi? Cô là…
Vừa khi ấy hai ông bà chủ nhà bước ra, họ đã nghe câu hỏi và trả lời, nên người mẹ lên tiếng ngay:
– Con tui nói đúng, nó chính là Hoa Lài, đứa mà đáng lẽ đã chết cùng với Thiên Hương con ông bà chủ Lụa!
Bà ngừng kể, nhìn sang con gái như đợi sự đồng ý của nó. Hoa Lài gật đầu:
– Má cứ nói đi. Bây giờ chị con dâu của hai bác đây cũng đã nói ra rồi, đâu cần giấu nữa làm gì.
Bà mẹ cô mới tiếp tục:
– Không riêng gì hồn của con tôi được cõi âm cho sống lại nhập vào xác cô Thlên Hương, bởi họ thấu hiểu nỗi đau của cha mẹ có con bị chết oan, mà hồn của cô Thiên Hương cũng đã được nhập vào xác con Hoa Lài đây nè!
Rồi bà nói thêm:
– Dẫu xác là con mình mà hồn là của người khác, nhưng dẫu sao mình cũng cứ nhận nó là con, bởi tui biết chắc con Hoa Lài cũng đang còn sống. Khi sống tụi nó là bạn của nhau, khi chết dùng xác hồn trao đổi nhau là chuyện bình thường.
Thấy bà ta nói như chẳng có chuyện gì, vợ chồng Hai Mộc cũng không biết nói gì thêm, đành đưa số tiền cho họ rồi kiếu ra về. Nhưng họ thẳng thừng từ chối:
– Tụi tui sống đạm bạc quen rồi, đâu cần nhiều tiền làm gì. Tuy nhiên…
Bà nói tới đó chợt nhớ hồn của Hoa Lài bây giờ không có trong xác nó, mà là của cô gái con nhà giàu, nên bà ngập ngừng hỏi:
– Ý con sao?
Hoa Lài xua tay:
– Con bây giờ khác rồi, tuy vẫn là hồn của con gái nhà nghiệp chủ Lụa, nhưng đang sống trong nhà ba má Hoa Lài, thì con phải là… Hoa Lài chớ! Con đâu cần giàu…
Hai Mộc chen vô nói:
– Nhưng tiền này con dâu tui nói là để anh chị dưỡng già…
Hai ông bà cười, chỉ vào Hoa Lài:
– Có đứa con gái này là tụi tui đủ sức sống tới trăm tuổi rồi!
Họ đãi khách một bữa cơm thịnh soạn, sau đó Hoa Lài gọi vợ chồng Hai Mộc ra dặn riêng:
– Hai bác biết chuyện này là để bụng, đừng bao giờ nói lại với bên nhà cha mẹ con. Bởi cho tới giờ này họ vẫn nghĩ con là Thiên Hương còn sống như con dâu hai bác. Mọi việc rồi sẽ qua đi…
Giữ đúng lời, vợ chồng Hai Mộc không hé răng với ai. Mọi sự cứ bình thản trôi qua…
Duy có một điều làm cho nhiều người ngạc nhiên là chẳng hiểu sao từ ngày lấy vợ tự dưng Hai Lân đâm ra thông minh, linh hoạt hẳn. Anh chàng vốn trước đây không chịu học, bây giờ siêng năng đèn sách và vài năm sau đó bất ngờ trở thành người hay chữ nhất vùng. Đặc biệt là ngoài chữ nghĩa giỏi giang ra, Hai Lân còn có biệt tài chữa bệnh! Anh trị bệnh không lấy tiền, chữa được cả những bệnh nan y, khiến danh tiếng được đồn xa, nhiều người nể trọng.
Nếu có ai nghĩ rằng bao nhiêu tài năng của Hai Lân đều do hưởng được từ vợ thì cũng không sai…
Hết phần 2

https://kenhphimtruyen.123.st
AdministratorTên: Administrator
Cấp bậc: Administrator

Bài viết: 6Con Tim Của Quỷ Empty Re: Con Tim Của Quỷ 19/7/2015, 23:32

[size=38]Con Tim Của Quỷ Phần 3[/size]
Từ trước tới nay, mọi người ai ai cũng tin rằng có thế giới bên kia. Khi chết thì hồn sẽ lìa khỏi xác và trở thành hồn ma. Những hồn ma hay hiện về là những hồn ma chết oan và chưa được giải oan hoặc bị giết và bị vứt hay giấu xác ở nơi nào đó làm cho linh hồn không thể siêu thoát và vẫn lang thang ở trần gian vì chưa được giải oan cũng như chưa được chôn cất cẩn thận.
Tác giả Người khăn trắng bằng trí tưởng tượng của mình đã xây dựng lên những câu truyện ma rất rùng rợn làm người đọc phải “đứng tim” theo từng tình tiết của truyện. Rất nhiều truyện ma được Người Khăn Trắng viết lên không chỉ rùng rợn sợ hãi mà nó còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc, những bài học thấm thía về lẽ sống và nhân cách làm người.
Mời các bạn độc giả đọc truyện Con tim của Quỷ phần 3

Con Tim Của Quỷ 509dbfc0be1dd68340
Con Tim Của Quỷ phần 3 (Ảnh minh họa)
Mời các bạn độc giả đọc truyện Con Tim Của Quỷ Phần 3 để bắt đầu đi vào những gì đáng sợ nhất trong màn đêm
Phần 3: TÌNH MA
Rời nhà ở chợ Xóm Củi vào lúc hai giờ chiều, Lan và Châu trấn an người nhà:
– Tuy có hơi trễ, nhưng tụi con sẽ về tới Gò Công trước khi trời tối, hoặc trễ lắm là lúc bảy giờ, khi ấy còn sớm chán!
Bà Trâm vẫn không yên tâm lắm:
– Sao không để mai hãy đi có rộng thời giờ, đường sớm dễ đi hơn. Con Lan này nó lái xe tao ớn lắm. Con gái mà lái xe hơi còn ẩu hơn đàn ông!
Lan biết mẹ cưng mình nhất nhà, nên bị rầy mà lại phá lên cười:
– Có lái như vậy cánh đàn ông mới sợ mà tránh đường cho mình đi chứ mẹ! Ai như con Châu này, hễ thấy xe ngược chiều là run lên như thằn lằn đứt đuôi!
Bà Trâm lại khen Châu:
– Tao chịu con Châu lái xe hơn. Con gái phải đằm thắm như vậy mới phải!
Lan nhéo bạn một cái đau điếng:
– Mày phải là con của mẹ tao thì mới đúng!
Vừa nói Lan vừa nhấn ga chiếc xe vọt lên nhanh khiến bà Trâm hết hồn:
– Con quỷ, mày lái xe kiểu gì vậy chứ!
Nhưng xe của hai cô đã vọt xa cả trăm mét rồi. Họ hướng qua cầu Mới, theo quốc lộ 50 đi về phía cầu Ông Thìn. Châu hỏi:
– Sao không đi đường Mỹ Thọ, xa hơn nhưng khỏi qua phà. Tao sợ cái phà gì đó quá, lâu như… như bà già đi âm phủ!
– Phà Mỹ Lợi. Cái phà chỉ qua con sông có vài trăm mét mà đi lâu còn hơn là đi tới Vũng Tàu! Nhưng được cái là đi ngả này tao quen hơn, với lại nó vui mắt hơn với cảnh trí hai bên đường.
Mà qua phà cũng là mết hết ưu khuyết điểm của nhau, nên trong những chuyến đi chơi họ ăn ý nhau trong mọi tình huống. Như chuyến đi này là về thăm nhà ngoại của Lan, với ý định ở lại Gò Công chơi đến hơn một tuần, vậy mà Châu cũng tình nguyện đi theo và còn hứa hẹn với nhau sẽ có những ngày nghỉ ở quê vui tới bến!
Qua khỏi cầu Ông Thìn, vừa vào thị trấn Cần Giuộc, Châu nhắc:
– Mình ghé qua chùa Tôn Thạnh đi, chuyến rồi mình về không kịp ghé!
Lan nhìn đồng hồ rồi nói:
– Trễ giờ rồi. Để chuyến lên tao hứa là sẽ ghé để mày thăm cụ Đồ Chiểu!
– Mày nói đúng, tao hứa với mẹ tao là tìm hiểu thân thế của cụ Đồ ở ngôi chùa này, về kể cho bà nghe. Bà là tín đồ của thơ lục Vân Tiên đó!
Lan ôm miệng cười:
– Nhìn mày cũng giống Kiều Nguyệt Nga lắm!
Hai người cứ cười đùa với nhau suốt đoạn đường, nên chẳng mấy chốc đã gần tới Cần Đước. Lan phấn khởi nói:
– Mấy phút nữa mình sẽ tới phà Mỹ Lợi. Dư sức về tới Gò Công trước khi trời tối! Kỳ này về sớm tao sẽ cho mày ăn món mắm tôm chà mà kỳ rồi vuột ăn do mày bị Tào Tháo đuổi!
Nửa giờ sau, họ tới phà Mỹ Lợi. Dân xứ này quen gọi là Bắc Mỹ Lợi, chớ ít khi gọi là phà. Châu chưa rành nên hỏi:
– Sao gọi là Bắc, phà mới đúng chớ?
Lan giải thích ra vẻ thành thạo:
– Bắc là nói theo tiếng Pháp tức là Bac, có nghĩa là xà lan chở phương tiện qua sông.
– Ừ, lâu nay tao cứ tưởng Bắc là phương Bắc, người Bắc chứ. Người mình phong phú chữ nghĩa thật, một thứ đồ vật, phương tiện mà mỗi nơi gọi một cách. Cũng như xe mình đi, dân Nam thì gọi là xe hơi, còn có người thì gọi là ô tô.
Nghe Châu luận về chữ nghĩa, Lan ôm bụng cười:
– Nghe con nhỏ này nói mà không nhìn mặt chắc tưởng nó là bà già, mà có người còn gọi là bà cụ non!
Mải mê cười vui mà đã đến bến phà Mỹ Lợi lúc nào rồi. Châu reo lên:
– Trời chiều ở bến phà đẹp ơi là đẹp!
Được dịp, Lan lên mặt:
– Đó mày thấy chưa, đi ngả này vui hơn mà. Theo tao thì đi về tỉnh Gò Công qua ngả này vừa gần vừa lý thú hơn nhiều!
Hôm nay họ may mắn, nên chỉ chờ khoảng mười lăm phút là phà rời bến. Ra giữa sông, Châu nhìn về phía tay trái là một cánh đồng và rừng bạt ngàn sông nước, cô reo lên:
– Có phải kia là Đám Lá Tối Trời đó không?
Lan gật đầu:
– Chính là nó, nhưng ở chỗ xa kia, nó chạy giáp tới biển, phía này giáp Cần Giờ, phía kia giáp Gò Công. Hồi trước lúc ông nội tao còn sống thường kể về chuyện ông Trương Công Định đóng căn cứ trong đám lá đó để đánh Tây, tụi Tây thua đau lắm nhưng không làm sao tấn công vào đó được! Đám lá tối trời mà…
Châu rùng mình:
– Nghe tên đã phát ớn rồi, ai dám ở trong đó! Chắc là… ma nhiều lắm!
Lan lại được một dịp cười đau bụng:
– Con khỉ, nhìn chỗ nào cũng là ma! Nếu vậy ngày mai tao với mày lấy xuồng đi ra đó chơi!
Châu tưởng bạn nói thật nên lè lưỡi, lắc đầu:
– Thôi thôi, ai dại gì đi tới mấy chỗ đó! Ma có gì hấp dẫn đâu mà đi tìm!
– Có chứ! Ma là thứ ai cũng sợ, nhưng lại tò mò muốn gặp thôi!
Câu nói chen ngang là của một chàng trai ăn mặc bảnh bao, ra dáng thư sinh, anh ta vừa nói vừa bước tới gần và lặp lại:
– Xin lỗi nhị cô nương, vì hứng thú với câu chuyện của hai cô nãy giờ nên tôi đã mạo muội chen vào. Xin bỏ qua cho tội đường đột.
Lan rất ghét mấy anh chàng luôn tìm cách ve vãn con gái, nên xịu mặt ngay, quay chỗ khác. Cô nghe anh ta tiếp tục nói:
– Xin lỗi, có phải hai cô cùng là nữ sinh truờng Áo Tím?
Châu là người hời hợt, nên đáp ngay:
– Đúng rồi! Sao anh biết?
Lan bực quá quay lại và lên tiếng ngay:
– Con này, ai hỏi gì cũng đáp. Tụi này học trường Áo Xanh, hiểu chưa!
Nghe giọng đanh đá nhưng anh chàng vẫn vui vẻ:
– Như vậy là hai cô đã xác nhận rồi. Bởi ở Sài Gòn chỉ có một trường nữ trung học mang tên là trường Áo Tím thôi, làm gì có áo xanh, áo đỏ! Còn cô hỏi sao tôi biết đích xác hả, chỉ bởi tôi có cô em gái học cùng trường, cùng lớp với hai cô. Đã có lần tôi hân hạnh gặp mặt rồi, nhưng chưa kịp làm quen. Tôi là Chánh, anh của Lan Hà.
Bây giờ tới phiên Lan reo lên:
– Anh là anh của Lan Hà, nhà ở chợ Nancy?
Châu tiếp lời ngay:
– Nhưng Lan Hà đã… đã…
Anh chàng giọng buồn buồn:
– Em tôi đã chết, như các cô biết rồi, và lần tới đưa đám tang nó tôi đã nhìn thấy hai cô…
Từ không ưa, giờ đây Lan lại thân thiện ngay, bởi cô với Lan Hà ngày trước đã thân nhau từ năm học lớp Đệ Thất. Cái chết đột ngột của Hà đã khiến cho Lan hụt hẫng, buồn khổ suốt cả năm trời.
Châu cũng thân với Lan Hà, cô nói mà đôi mắt đỏ hoe:
– Tụi em xin lỗi. Tụi em nhớ con Hà lắm…
Quả là con gái mau nước mắt. Chỉ bấy nhiêu đó đã khiến cả hai đứng khóc ngon lành! Anh chàng tên Chánh phải an ủi:
– Thôi, cám ơn hai cô đã không quên em tôi, nhưng bây giờ trước cảnh đẹp như vậy phải tươi tỉnh để chụp hình đi chớ, chẳng lẽ khóc hoài!
Anh chàng có đeo chiếc máy ảnh Leica, Châu đổi buồn làm vui ngay:
– Anh chụp hình cho bọn em đi!
Lan cũng không còn khinh khỉnh như lúc nãy, cô còn nói:
– Ngày xưa Lan Hà cũng có tay nghề chụp ảnh đẹp lắm. Nó từng chụp cho tụi này nhiều ảnh ở Cấp, ở Long Hải…
Vậy là sau đó họ trở nên thân thiết. Lan hỏi:
– Anh Chánh đi đâu mà chỉ có một mình?
– Lan quên là quê nội tôi cũng ở Gò Công sao? Ở gần biển Tân Thành.
Lan lại reo lên:
– Nhớ rồi, hồi đó có lần Hà nó rủ cùng về quê. Nhưng chưa kịp về thì nó đã…
Sợ hai cô lại khóc, nên Chánh chuyển sang câu chuyện khác:
– Hai cô đi bằng gì về đây?
Châu chỉ sang Lan:
– Lan lái xe nhà.
– Tôi thì có việc gấp nên đi xe đò. Đi từ 9 giờ sáng đến giờ mới tới đây.
Lan đề nghị:
– Hay là anh cùng sang đi chung với tụi này. Chỉ có hai đứa tụi em thôi.
Châu hỏi liền:
– Anh biết lái xe?
Chánh gật đầu:
– Là nghề của chàng mà!
Châu reo vui:
– Anh làm ơn lái giùm bọn này đi, con Lan nó lái làm em ngồi mà muốn rụng tim luôn!
Cô quay sang nheo mắt với Lan, cô nàng gật ngay:
– Ừ, phải đó. Anh Chánh sang lái xe với tụi em đi. Mà gọi tụi này là em, chớ không cô cô nữa nhé! Tụi em là bạn của Hà mà…
Chánh vui vẻ nhận lời. Sau khi lên bến phà bên kia, anh ngồi vào tay lái vừa bảo:
– Kể từ ngày Hà chết, anh thề không bao giờ lái xe nữa. Thôi thì hôm nay phá lệ vậy.
Lan và Châu từng nghe chuyện Hà chết là do tai nạn xe hơi vào năm đó trên đường đi Đà Lạt, nhưng lâu quá rồi nên quên chi tiết. Định hỏi Chánh, nhưng nhìn nét mặt đăm chiêu của anh nên cả hai thôi, không hỏi.
Chạy được một đoạn, bỗng Chánh đề nghị:
– Giờ này về nhà chắc cũng kịp giờ cơm, nhưng mình ghé nơi này ăn bún nước lèo, nhẹ bụng, dễ ngủ hơn. Anh mời hai em nhé!
Nghe tới khoản ăn uống thì Châu khoái ngay:
– Ừ, được đó! Nghe nói bún nước lèo xứ này ngon lắm phải không?
Chánh đáp:
– Bún nước lèo đúng ra phải ở bên Trà Vinh mới ngon. Nhưng ở chỗ này anh quen, họ cũng gốc bên Trà Vinh sang, nên mở tiệm bán khá đông khách.
Dần dần Lan có cảm tình hơn với anh chàng Chánh này, qua cách nói năng, qua tài lái xe vừa bạo lại vừa lành nghề. Cô nói thẳng ý của mình:
– Tới bây giờ em mới thật tình chấm anh Chánh đó. Chớ thật lúc mới gặp em cứ tưởng mấy anh chàng be he dê gái đó!
Chánh phá lên cười:
– Suýt ăn bạt tai rồi, phải không?
Lan nheo mắt:
– Không đến nỗi, nhưng bị chửi thì có khả năng hơn!
Châu châm thêm:
– Nhỏ này nó nói thật đó! Bữa trước có anh chàng hỏi đường, chỉ vì cười nheo mắt với nó mà bị nó chửi cho một trận, cuốn xéo đi luôn, bỏ quên lại tờ bản đồ đưa để hỏi đường!
Chánh đùa:
– Con gái mà đanh đá quá khó lấy chồng nghe chưa!
Lan cao giọng:
– Ai thèm lấy mà lấy!
Châu lại phải chen vào:
– Anh Chánh mà nói chuyện với con nhỏ này coi chừng tức mà chết đó!
Chánh lại cười to:
– Đã có mấy người chết vì tức rồi? Nếu chưa đủ thì anh xin xung phong làm người tiếp theo!
Đã quá sáu giờ chiều…
– Thấy trời sắp tối, Lan có vẻ lo:
– Hay là anh Chánh lái xe cho tụi này ghé qua nhà, rồi mình sẽ đi ăn tới mấy giờ cũng được.
Chánh thoáng một chút suy nghĩ, rồi gật đầu:
– Được rồi, cũng gần tới quán, anh sẽ xuống quán trước, kêu món ăn rồi ngồi đợi, hai em cứ ghé qua nhà đi rồi quay trở lại, cũng gần thôi.
Quán bún nằm khuất trong một vườn cây, cho xe dừng trước cổng, Chánh xuống xe và dặn:
– Hai em quay lại ngay, anh sẽ đợi.
Anh ta đi thẳng vào vườn, được vài chục bước còn quay lại đưa tay vẫy chào. Châu nói liền:
– Anh chàng này lịch sự gớm! Lại… đẹp trai nữa!
Lan phá ra cười:
– Lại có thêm một cô nàng bị trúng tên rồi!
Châu ngạc nhiên:
– Bộ mày cũng… khoái anh ta?
Lan là người luôn thẳng tính:
– Khoái thì nói khoái, sợ gì! Vậy là hai nàng một chàng rồi!
Châu nhẹ lắc đầu:
– Thôi, tao xin nhường. Bởi có tranh cũng tranh không lại con nhỏ miệng lưỡi như mày!
Hai người vừa ngừng xe trước nhà thì bà dì út từ trong đã chạy ra, vừa mừng nhưng cũng vừa lo lắng:
– Má bay nhắn dây thép về hôm qua, nói bữa nay tụi bay về sớm. Từ trưa tới giờ bà ngoại với tao cứ trông đứng trông ngồi hoài.
Lan ôm bà dì, rồi chạy vào ôm bà ngoại, miệng không ngớt nói:
– Trễ gì, mới có hơn sáu giờ mà. Đáng lý phải hơn chín giờ tụi con mới về tới, nếu con phải đi ăn…
Muốn giấu chuyện đi ăn với bạn trai, nhưng lỡ lời, nên Lan phải nói trớ:
– Con tính ghé chợ cho con Châu ăn mắm tôm chà, nó thèm!
Dì út nói liền:
– Muốn ăn thứ đó thì lát nữa tao cho ăn, đã thèm luôn. Nhà này lúc nào mà chẳng có món đó. Thôi, cất xe rồi vào thay đồ, đi tắm cho khỏe.
Lan nhảy trở lên xe, giục Châu:
– Lẹ lên con quỷ cái. Trễ giờ rồi!
Bà ngoại vội la:
– Mới về mà đi đâu! Út, nấu cơm cho tụi nó ăn liền đi!
Lan ỷ bà ngoại và mấy dì đều cưng, nên vẫn rồ máy xe. Bà ngoại phải nói toạt ra:
– Ở đây người ta cấm con gái ra đường buổi tối!
Dì út phải giải thích rõ thêm:
– Mấy hôm nay ở vùng này đã xảy ra nhiều chuyện kỳ cục, ghê gớm lắm. Đã có hai đứa con gái cỡ tuổi tụi con đi chơi ban đêm rồi bị ai đó bắt đem nhốt trong bụi tre, một đứa bị nhốt trong kho lúa, miệng bị nhét đầy đất sét và chết do ngạt thở, hoặc là có thể do…
Dì ngập ngừng chưa nói hết thì bà ngoại đã nói:
– Bị ma bắt đó chớ ngạt thở gì.
Lan đâu bao giờ tin chuyện ma quỷ, cô sợ lôi thôi sẽ bị buộc ở nhà, nên nhấn ga vọt xe đi, vừa nói với lại:
– Con đi mua cái này, chút về!
Cô chạy trở lại con đường đi qua lúc nãy. Trời lúc này đã tối hẳn. Châu bảo:
– Trước chỗ đó có một cây xoài rất lớn, cổng có một cái mương, có cây cầu đá bắc ngang. Dễ nhớ lắm, bởi chung quanh đâu có nhà nào giống như vậy.
Lan chạy từ từ tìm cả mấy chục phút rồi mà vẫn chưa thấy ngôi nhà lúc nãy. Phải đến vòng thứ ba thì Châu mới kêu lên:
– Kìa!
Cho xe thắng lại ngay trước cổng ngôi nhà có vẻ vắng lặng, cả hai đều bước xuống. Châu nhìn qua và ngài ngại:
– Đúng là chỗ này rồi. Có cây xoài, có cây cầu đá… nhưng sao lại là nhà hoang?
Lan nhìn kỹ hơn, cô nàng liều lĩnh gọi đại vào trong:
– Có ai trong nhà không?
Gọi đến lần thứ ba mà vẫn chẳng có ai đáp. Châu hơi nản, cô lầm bầm:
– Quán xá gì mà như chùa bà đanh vậy!
Chợt có người hỏi từ phía sau:
– Hai cô kiếm gì vậy?
Lan nhanh nhảu:
– Tụi cháu tìm quán bán bún, sao hồi chiều thấy ở đây, mà bây giờ…
Người đàn bà trung niên hơi ngạc nhiên:
– Làm gì có quán xá gì ở đây. Nhà đó là nhà mồ ông Phủ Xưng, có ai trong đó đâu!
Trong lúc Lan đang tròn mắt kinh ngạc thì Châu lại nhớ ra:
– Hồi nãy hình như anh ấy bỏ quên lại cái máy ảnh?
Vừa nói Châu vừa trở lại xe, cầm lên chiếc máy ảnh Leica, đưa cho Lan:
– Đúng rồi nè, máy ảnh của Chánh!
Lan quả quyết với người đàn bà:
– Tụi cháu mới hẹn với người bạn cách đây chưa đầy một giờ, họ đợi tụi cháu ở đây mà…
Chị nọ kêu lên:
– Phải hẹn với một chàng trai không?
Lan mau mắn gật đầu:
– Đó là anh của người bạn cháu. Anh ấy…
Chị nọ sợ hãi thấy rõ:
– Đúng là nó rồi! Đúng là… là… ma rồi! Các cô đã gặp ma!
° ° °
Cả Lan và Châu đều há hốc mồm. Tuy nhiên, vốn bản tính ngang bướng, Lan vẫn cãi:
– Đó là người quen của tụi này mà, ma cỏ gì!
Người kia vẫn nói:
– Quen hay không tôi không biết, nhưng ở đây có mấy vụ, cũng tương tự như mấy cô. Vụ thứ nhất ở vườn bỏ hoang nhà ông Hội đồng Thì, còn vụ thứ hai thì ở kho lúa của chủ Chành. Cả hai đều là con gái. Và nghe nói họ cũng đi hẹn với con trai y như vậy.
Nghe hơi nhột, Lan chỉ cám ơn qua loa chị nọ rồi kéo Châu lên xe:
– Đi mày!
Lên xe rồi Lan quả quyết:
– Chắc là trời tối mình nhìn lầm chỗ. Thôi, để sáng mai sớm mình trở lại, thế nào anh ấy cũng đợi. Máy ảnh còn đây mà.
Lúc họ trở về nhà thì bà ngoại và dì út đang chuẩn bị đi tìm. Họ cương quyết:
– Hai đứa vào tắm rửa rồi ăn cơm. Tao lấy chìa khóa xe không cho đi nữa!
Lan và Châu đành nhìn nhau cười…
Sáng hôm sau, Lan lái xe đi cả chục vòng mà không làm sao tìm được nơi nào khác ngoài ngôi nhà mà người ta gọi là nhà mồ ông Phủ Xưng. Đúng là nhà mồ ấy không có người ở, chỉ có một ông từ mỗi ngày tới quét dọn rồi ra về. Tuyệt nhiên không hề có quán bún nước lèo nào cả.
Nhiều người được hỏi đã quả quyết:
– Ở xứ này không có quán bún như vậy. Chỉ có quán bún cà ri vịt, nhưng ở phía chợ, mà cũng nghỉ bán từ lâu rồi.
Đem chuyện hỏi bà ngoại thì bà hỏi lại Lan:
– Con Lan Hà nào đó quê xứ này mà làng nào, ấp nào?
Lan cố nhớ lại, lát sau cô reo lên:
– Con nhớ ra rồi, hồi còn sống nó có rủ con về chơi quê nội nó, đó là ông Đốc phủ gì đó tên Xung hay Sung gì đó!
Bà ngoại cố lục trí nhớ, một lát bà nói:
– Làm gì có ông Xung hay Sung, mà ở đây chỉ có Đốc phủ hàm là ông Xưng, gọi là Phủ Xưng. Có cái nhà mồ ngoài lộ đó.
Châu buột miệng:
– Nhà mồ đó đó!
Dì út nghe vậy liền hỏi:
– Tụi bay sao biết nhà mồ đó?
Lan phải giấu:
– Dạ, tụi con nghe người ta nói…
Dì út dặn:
– Hai đứa không được vào mấy chỗ đó nghe chưa!
Rồi dì nói thêm để cho hai cô nghe mà không còn ý định đi tìm kiếm:
– Mà nghe nói cánh đó bây giờ cũng chẳng còn ai ở xứ này. Cánh Phủ Xưng ngày trước vang danh, nhưng mấy năm Pháp đóng đồn, nó chiếm hầu hết điền sản của ông ta, nên dòng họ đều tứ tán hết. Chỉ còn lại cái nhà mồ đó.
Nghe nói vậy thôi, đến sáng hôm sau Lan lại lén cùng Châu đi thêm một vài vòng nữa, quan sát lại ngôi nhà mồ và bảo Châu:
– Tao chắc chắn anh chàng Chánh này về đây thăm mồ mả ông bà mà không tiện nói với mình. Đêm đó chắc là muốn dành cho mình sự ngạc nhiên, nên anh ấy mới hẹn chỗ đó. Rồi hôm qua tìm không được mình nên đã về Sài Gòn rồi cũng nên. Được rồi, ở chơi bữa nay nữa thôi, trưa nay mình xin với bà ngoại cho về. Mình sẽ ghé chợ Nancy kiếm nhà con Lan Hà. Mình còn nhớ nhà, tới tìm chắc là anh chàng sẽ ngạc nhiên lắm. Kỳ này tao bắt anh ta khao một chầu khác, thay chầu bún nước lèo!
Mặc dù bà ngoại và dì út không cho, nhưng Lan viện lý do có hẹn xin học bổng du học, phải về gấp, nên hơn một giờ hai người đã xuống Bắc Mỹ Lợi. Châu nói đùa:
– Có khi nào anh chàng đợi mình ở bến Bắc kia không?
Châu mở cửa xe bước xuống ngắm cảnh, còn Lan thì ngả người trên ghế xe cố tìm một giấc ngủ ngắn. Suốt đêm rồi, Lan chỉ ngủ chập chờn, nhưng giấu không cho bà ngoại biết. Cả Châu cũng không phát hiện, bởi mỗi lần Châu thức giấc thì Lan đều giả vờ ngủ. Cô bị hình ảnh của anh chàng Chánh ám ảnh!
Châu trở lại xe, vừa mở cửa xe vừa nói:
– Mình lấy máy ảnh của anh chàng chụp mấy “pô” chơi!
Lan mở mắt ra, tán đồng:
– Ừ, chụp cho mình với.
Nhưng Châu kêu lên:
– Máy ảnh đâu?
Lan ngạc nhiên:
– Mình mới thấy đây mà! Hồi nãy trước khi đi mình còn cẩn thận để nó bên cạnh ghế này đây. Lúc mày bước xuống tao còn thấy nó nằm ở đó. Mà nãy giờ chẳng nghe ai mở cửa cả. Vậy ai đã lấy?
Châu tức tối và bối rối:
– Ai đã lấy cái máy cũ này? Rồi mình làm sao ăn nói với anh ấy đây?
Lan cũng nghĩ là chiếc máy bị đánh cắp:
– Tên khốn nào mà lẹ tay như vậy chắc phải là dân chuyên nghiệp. Mà thôi lỡ rồi, mình sẽ giải thích với anh Chánh sau. Ba giờ nữa mình sẽ ghé nhà, chắc là anh ấy không giận đâu.
Lên bến phà là Lan nhấn ga cho xe chạy với tốc độ trên tám chục cây số giờ. Một tốc độ quá sức tưởng tượng với con đường hẹp và gồ ghề. Châu ngồi cạnh nhiều phen phải ôm lồng ngực, hú tim!
Năm giờ thì họ đến nơi. Châu bàn:
– Hay là mình ghé qua nhà mày tắm rửa rồi ghé qua bên đó cũng chưa muộn. Dẫu gì…
Nhưng Lan đã gạt ngang:
– Tao muốn ghé liền!
Biết có ngăn con khỉ gió nóng tính này cũng không được, nên Châu ngồi yên.
Đường Galliéni gần góc Nancy toàn phố buôn bán, chỉ duy nhất có căn phố của nhà Lan Hà là nhà ở, dù lâu không ghé, nhưng Lan vẫn đỗ xe đúng y chang. Cô bước xuống và lên tiếng gọi chớ không chờ bấm chuông:
– Anh Chánh ơi!
Từ trong nhà có tiếng lê dép đi ra và một giọng của người già hỏi:
– Ai hỏi vậy?
– Dạ cháu là Lan, bạn của Lan Hà và anh Chánh. Cháu muốn tìm anh Chánh.
Bà mẹ của Lan Hà nheo mắt già nhìn Lan một lúc mới nhận ra:
– Mèn ơi, con nhỏ này cả bốn, năm năm nay mới ghé, bây giờ lớn đại, tao tưởng cô nào!
Lan hỏi ngay:
– Anh Chánh có nhà không bác?
Bà già phải hỏi lại:
– Con hỏi ai?
– Dạ, anh Chánh.
– Thằng Chánh?
Bà vừa hỏi vừa bước lùi lại, suýt vấp ngã. Lan kêu lên:
– Bác! Bác bệnh hay sao vậy?
Bà già lắp bắp:
– Chánh… sao lại là Chánh? Con… con…
Châu bình tĩnh hơn, nói chậm:
– Dạ, tụi con mới gặp anh Chánh hôm qua ở Gò Công, anh ấy đi nhờ xe tụi con và bỏ quên một chiếc máy ảnh, nên tụi con…
Cô vừa nói tới đó thì từ trong nhà một người chị của Lan Hà bước ra, vừa lên tiếng:
– Mấy đứa nói nhảm gì vậy? Thằng Chánh đã chết cách đây ba năm rồi, còn đâu mà quá giang xe!
Câu nói khiến cho cả Lan và Châu đều rụng rời tay chân! Lan không tin vào tai mình:
– Chị nói…
Bà chị của Hà nói rõ hơn:
– Con Lan Hà chết được một năm thì Chánh, anh nó cũng chết trong một tai nạn xe khi đi về quê nội ở Gò Công. Có lẽ mấy em lâu nay không ghé đây nên không biết đó thôi.
Lan chợt nhìn vào bàn thờ đặt giữa nhà, cô vô cùng sửng sốt khi thấy một vật mà cô không bao giờ nghĩ nó ở đây:
– Chiếc máy ảnh!
Bà chị của Chánh chỉ tay về hướng đó, vừa bảo:
– Thằng Chánh lúc sống rất thích chụp hình, cái máy ảnh này do ba chị tặng cho nó lúc Chánh thi đậu bằng Thành chung. Nó quý lắm và giữ kỹ cho đến lúc chết!
Lan không kiềm chế được, đã lao ngay vào tận tủ thờ, cầm chiếc máy ảnh lên, nhìn kỹ rồi kêu to:
– Đúng là chiếc máy này mà.
Châu bước lại nhìn và cũng xác nhận:
– Chính là nó!
Họ ngẩn người ra, hồi lâu chính Lan thốt lên:
– Lúc chiếc máy để trên xe bị mất là do anh Chánh lấy lại vật của mình!
Họ kể cho mẹ và chị của Chánh nghe mọi chuyện rồi ôm nhau khóc! Bà mẹ Chánh kể:
– Hồi đêm này bác mơ thấy anh em thằng Chánh con Hà, chúng nó tranh luận với nhau về chuyện con Hà ngăn cản anh nó không cho hại ai đó mà con Hà nói là bạn của nó! Thằng Chánh thì cương quyết làm, còn con Hà bảo nếu thằng Chánh mà ra tay thì chính nó sẽ ăn thua đủ với Chánh. Bác không biết chuyện gì nên sáng dậy cứ thắc mắc mãi, kế tụi con tới đây…
Tự dưng Lan và Châu cùng rùng mình…
Cả Lan và Châu đều ngã bệnh gần nửa tháng trời. Đi khám bệnh thì các bác sĩ chẩn đoán họ bị suy nhược do quá lo nghĩ chuyện gì đó, chớ không nói cụ thể là gì. Nhưng người nhà họ thì nghi ngờ họ bị ma quỷ gì đó ám! Bởi cả hai đều giống nhau: Hễ giật mình tỉnh giấc thì đều thảng thốt gọi tên một người nào đó, rồi tiếp tục mê man trở lại!
Và rồi vào một buổi chiều, hai cô bạn thân này chẳng hẹn mà cùng có mặt ở trước một nghĩa trang vùng ngoại ô. Khi gặp nhau thì Lan trố mắt hỏi bạn:
– Sao Châu cũng tới đây?
Châu lắc đầu:
– Tao không biết. Chỉ hiểu lơ mơ là đêm qua mình thấy Lan Hà nó gọi tên mình!
Lan cũng nói:
– Tao cũng vậy! Lan Hà vừa kêu tao vừa khóc, nó nói rằng vì cứu tụi mình nên bị anh nó đánh dữ lắm!
– Nó cũng nói với tao như vậy!
Họ không dự lễ đưa tang cho Lan Hà, vì hôm đó bận thi học kỳ, cũng chưa từng viếng nghĩa trang kể từ Hà mất, nhưng sao họ có linh tính rằng đây là nơi Hà yên nghỉ. Lan nói:
– Chẳng hiểu sao mình lại tới đây, chắc do vong hồn Hà mách bảo, vậy thôi mình vào trong thử xem…
Họ đi chỉ một vòng là nhìn thấy ngay ngôi mộ có tên Lan Hà và cả anh cô ấy nữa. Châu kinh ngạc kêu lên:
– Hà kìa!
Khi nhìn vào ảnh trên mộ bia, bỗng Châu lại kêu lên:
– Mày coi kìa!
Lan đã nhìn thấy đôi mắt trong ảnh chứa chan dòng lệ!
– Hà khóc!
Họ cùng òa lên khóc. Rồi như ai mách bảo, Lan khấn:
– Nếu Hà có linh thiêng, có thương bọn mình thì xin hãy làm gì đó cho mình thấy đi!
Lặng yên một lúc… Rổi bỗng nhiên có một cơn gió mạnh thổi qua, chỉ trong chớp mắt biến thành cơn lốc xoáy, khiến bao nhiêu lá cây từ đâu bay tới và hầu như phủ đầy ngôi mộ của Hà!
Gió lặng, Lan kêu lên:
– Mày coi kìa, Châu!
Trên mộ Hà lá xếp thành một vòng hoa hình trái tim, kết toàn bằng lá cây khô, ở giữa có một chùm hoa tươi mà gió vừa thổi rụng. Lan nhớ ra, cô nói to:
– Trò chơi mà ngày xưa Lan Hà thường làm!
Châu cũng nhớ. Khi còn học lớp Đệ Lục, Lan Hà đã tỏ ra là con người lãng mạn, ủy mị, thường bắt chước nhân vật Lâm Đại Ngọc trong truyện Hồng Lâu Mộng, thường thơ thẩn ở bãi đất trống hay sân trường những lúc vắng người, rồi gom lá hoa lại làm thành hình trái tim, và chôn bên dưới một hình nhân xếp bằng giấy, bảo rằng đó là nấm mộ của người tình chung!
Ngày đó đã đôi lần bạn bè khuyên Lan Hà đừng chơi trò kỳ cục ấy, nhưng mỗi lần bị nhắc nhở là Hà giận. Năm học Đệ Tứ thì Hà mất, nghe người nhà nói, lúc gần mất Hà thường có những biểu hiện bất thường về tình cảm, hay lo ra và buồn nản không thiết học…
– Chị biết ngay là hai em thế nào cũng lên đây!
Cả hai quay lại thì rất đỗi ngạc nhiên khi thấy Liên, chị của Hà đã đứng sau lưng họ. Lan lúng túng:
– Dạ, tụi em…
Chị Liên bảo:
– Không phải giải thích, chị được Hà báo mộng cho tối qua. Nó muốn hẹn hai em lên đây và gọi cả chị cùng lên nữa.
Chị ngồi xuống bên cạnh hai người, thở dài một hơi rồi nhẹ giọng kể:
– Chuyện này đúng ra chị phải giấu kín, không nói ra sau khi Hà chết. Nhưng với những chuyện vừa qua, chị thấy cần phải nói cho các em rõ. Nhất là vừa rồi Hà đã về báo cho nhà biết việc nó phải cứu hai em, nếu không, cả hai đều phải chết dưới bàn tay của Chánh!
Châu kêu lên:
– Sao vậy chị Liên? Tụi này đâu có làm gì Hà…
Chị Liên nhẹ giọng:
– Không phải do nó muốn. Mà đó là do thằng Chánh!
Lan sốt ruột:
– Nói cho tụi em nghe đi, chị Liên!
Chị Liên kể sau một tiếng thở dài nữa:
– Chị phải kể đầu đuôi thì các em mới hiểu được tại sao có chuyện này. Hà và Chánh thật ra không phải là anh em ruột!
Lan lại kêu lên:
– Chị nói thật?
Chị Liên gật đầu:
– Do má chị không sinh con trai, rất mong mỏi nên đã xin Chánh từ một người nào đó, đem về nuôi và thương như con ruột! Lúc nhỏ thì Hà không biết, nên chơi và gần gũi với Chánh như tình ruột thịt. Tuy nhiên, khi lên tuổi mười ba thì do tình cờ Hà nó biết được, cũng là lúc thằng Chánh phát hiện ra sự thật. Và cũng dịp đó cả nhà mới hay là giữa hai đứa, một mười ba, một mười sáu đã nảy sinh tình cảm vượt quá mức tình anh em! Má chị giận lắm không kiềm chế được, bà rầy mắng hai đứa một trận và tách chúng ra không cho ở chung nhà, Chánh bị đem gửi nhà người cậu ở Gò Công. Tưởng như vậy là yên, nào ngờ từ đó Hà lại tỏ ra ngơ ngẩn, bê trễ việc học hành, tối ngày cứ thơ thẩn một mình như kẻ thất tình…
Lan chen vào:
– Đúng rồi! Hà nó giống như Lâm Đại Ngọc trong Hồng Lâu Mộng!
Chị Liên vừa khóc vừa kể tiếp:
– Chuyện Hà bị tai nạn giao thông chết, chỉ là cách nói của gia đình mà thôi. Thật ra Hà nó chết vì… tự tử! Và cả thằng Chánh nữa, một năm sau nó cũng nhảy sông mà chết! Nó chết ở Bắc Mỹ Lợi, đường về Gò Công!
Châu rùng mình:
– Đúng rồi, hôm mình gặp ảnh cũng ở Bắc Mỹ Lợi!
Chị Liên kể tiếp:
– Kể từ sau khi thằng Chánh chết đi, nó linh lắm, cứ hiện về hoài, đôi khi quậy phá cả bàn thờ mỗi khi nghe có ai nhắc tới Lan Hà với ý thương yêu, cảm tình. Nó ghen! Và còn nữa, mới rồi con Hà về báo là Chánh có ý muốn bắt hồn mấy cô gái từng có quen biết, cảm tình với Hà khi Hà còn sống, đưa xuống làm bạn với Hà nữa! Thằng đó nó điên rồi, có vậy mới có chuyện nó định hại cả hai em hôm ở Gò Công. Nếu không có Hà thì không biết chuyện gì đã xảy ra nữa!
Lan bật khóc:
– Em mơ thấy Hà mình đầy những vết bầm, chắc là bị đòn!
Chị Liên xác nhận:
– Thằng Chánh đã trở thành một hồn ma mà người ta gọi là yêu tinh, nhất là sau khi nó giết hại hai cô gái ở Gò Công. Nhưng con Hà nói, nó sẽ bằng mọi cách ngăn chặn, thuyết phục để Chánh không hành động điên cuồng nữa. Riêng hai em, để bảo toàn tính mạng, chị khuyên hai đứa nên hạn chế đi lại. Cần thì hương khói hằng ngày khấn vái nó…
Lan và Châu hứa, rồi sau đó họ theo chị Liên trở về. Tất nhiên là họ giấu biệt chuyện ấy với nhà mình.
Cũng may, nhiều năm sau đó, cho đến khi cả hai lấy chồng, đã không có chuyện gì xảy ra.
Hết phần 3

https://kenhphimtruyen.123.st
AdministratorTên: Administrator
Cấp bậc: Administrator

Bài viết: 7Con Tim Của Quỷ Empty Re: Con Tim Của Quỷ 19/7/2015, 23:32

[size=38]Con Tim Của Quỷ Phần 4[/size]
Từ trước tới nay, mọi người ai ai cũng tin rằng có thế giới bên kia. Khi chết thì hồn sẽ lìa khỏi xác và trở thành hồn ma. Những hồn ma hay hiện về là những hồn ma chết oan và chưa được giải oan hoặc bị giết và bị vứt hay giấu xác ở nơi nào đó làm cho linh hồn không thể siêu thoát và vẫn lang thang ở trần gian vì chưa được giải oan cũng như chưa được chôn cất cẩn thận.
Tác giả Người khăn trắng bằng trí tưởng tượng của mình đã xây dựng lên những câu truyện ma rất rùng rợn làm người đọc phải “đứng tim” theo từng tình tiết của truyện. Rất nhiều truyện ma được Người Khăn Trắng viết lên không chỉ rùng rợn sợ hãi mà nó còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc, những bài học thấm thía về lẽ sống và nhân cách làm người.
Mời các bạn độc giả đọc truyện Con tim của Quỷ phần 4

Con Tim Của Quỷ 509dbfc0be1dd68340
Con Tim Của Quỷ phần 4 (Ảnh minh họa)
Mời các bạn độc giả đọc truyện Con Tim Của Quỷ Phần 4 để bắt đầu đi vào những gì đáng sợ nhất trong màn đêm
Phần 4: QUYỂN SÁCH MA
Cô giáo Sương đưa cho Thoa cả chùm chìa khóa và dặn:
– Tất cả các phòng đều có chìa trong này, em xem cái nào xài được thì dùng, cái nào không được thì để riêng ra. Có những chìa từ rất lâu, đổi ổ khóa mấy lần rồi mà vẫn chưa bỏ.
Thoa nhìn xâu chìa khóa mà ngao ngán:
– Em chỉ dùng mỗi một cái cho phòng của em thôi. Nếu cần thêm thì cũng là chìa mở cổng, mở cửa trước, sau. Chớ lấy chi quá nhiều vậy…
Nhưng cô Sương vẫn đưa:
– Thì em cứ giữ. Bởi nhà này bây giờ trở đi thì chỉ có mình em thôi. Chỉ có điều, chị hỏi thật em, ở một mình có sợ không?
Thoa cười:
– Từ nào đến giờ ở đâu em cũng chỉ một mình, quen rồi. Vả lại chị ở đây đã bao đời rồi, có gì đâu mà sợ, phải không?
Chị Sương gật đầu:
– Nhà này tuy rộng và vắng vẻ, nhưng chưa hề xảy ra chuyện gì bất thường. Vả lại, ban đêm thì ông già Tư Sang sẽ về ngủ canh nhà. Ông ấy là người tốt. Đêm nào ổng cũng thức tới nửa khuya. Có gì cần, em cứ bấm chuông trên đầu giường thì ông ấy sẽ có mặt.
– Dạ, cám ơn chị.
Cô Sương soạn xong va ly thì xách đi ngay:
– Chị phải ra xe lửa cho kịp chuyến. Thôi, em ở nhà ráng giữ gìn sức khỏe nghe!
– Dạ, chị Sương đi cũng chịu khó ăn, ngủ, để khi về còn lên được vài ký chớ!
Hai chị em tuy không bà con, nhưng đã dạy chung trường được vài năm, hiểu tính nết nhau, nên lại càng yêu thương nhau khi về ở chung ngôi nhà này. Đây là nhà của một người bạn chung của hai hgười, anh ta thường được hai cô quen gọi là anh Đức, chớ thật ra tên đầy đủ là Thành Đức, một chủ nhà in kiêm kinh doanh bất động sản có cỡ. Anh ta khá giàu, mua nhiều nhà đất để dành bán lấy lãi. Ngôi nhà này anh ta mua đã khá lâu nhưng chưa sửa sang lại, bởi anh ta còn có nhiều kế hoạch cấp thiết hơn. Sở dĩ anh cho hai chị em ở mà không lấy tiền thuê nhà là có lý do: Anh ta bận đi ra nước ngoài gần hai năm mà không có ai trông nhà. Đức quen với cả Thoa và Sương, bởi hai đứa con của anh ta đều học với hai cô, một người dạy văn, một người dạy toán. Có lần anh ta nói vui:
– Khi nào con gái tôi về đây ở thì khỏi phải thuê người dạy kèm, đã có sẵn hai cô dạy hai môn cơ bản rồi!
Đứa con gái mười bốn tuổi của Đức học hành khá giỏi, nó lại mến hai cô Thoa và Sương, nên trước khi đi ra nước ngoài theo mẹ trong mấy năm, nó còn hứa hẹn:
– Khi trở về thế nào con cũng nhờ hai cô dạy thêm cho!
Về chuyện cô bé Ái Lan này, tuy mới 14 tuổi mà đã khá trưởng thành trong cách suy nghĩ, đôi lần nó nói riêng với cả Thoa và Sương:
– Tại thấy má bệnh nên con mới theo má ra nước ngoài, chữa bệnh cho má lại vừa học, chớ con muốn ở lại với ba hơn.
Thoa biết phần nào về tình cảnh riêng của vợ chồng Đức. Anh ta là một doanh nhân thành đạt giàu có, nhưng cuộc sống vợ chồng thì hình như có nhiều điều âu lo. Bà vợ Ái Liên thì mắc chứng trầm cảm, ít nói, nên nhiều khi cả tháng không nghe hai vợ chồng nói chuyện với nhau.
– Khóa cổng giùm chị, Thoa ơi!
Nghe chị Sương gọi, Thoa vội ra khóa cổng, rồi trở về phòng riêng. Từ ngày dọn về đây hơn ba tháng rồi, Thoa ở trên lầu một, bên cạnh còn ba phòng nữa bỏ không, nhưng chưa bao giờ cô bước qua đó xem. Kể cả có lần Đức tới thăm và có ý bảo cô: nếu không vừa ý phòng đang ở thì có thể chuyển sang bất cứ phòng nào trong các phòng còn lại. Nhưng Thoa cũng chưa có ý đó.
Vừa bước vào phòng, bỗng Thoa nhìn thấy một góc phòng bị thấm nước, có lẽ do đường thoát nước bị hư, nước thấm ướt rất khó chịu. Cô bước lại xem cái rương sách để ở góc phòng và giật mình:
– Ẩm hết rồi!
Thoa là người rất kỹ lưỡng trong việc bảo tồn sách vở, nên một quyển sách bị ẩm là điều tối kỵ của cô. Vừa lấy khăn sạch ra lau vừa lầm bầm:
– Kiểu này sẽ hư hết sách!
Là cô giáo dạy văn, ham đọc sách, nên đối với Thoa sách còn quý hơn cả tiền bạc.
Lúc đầu tưởng chỉ ẩm ướt có vài cuốn, nhưng sau khi xem lại Thoa mới giật mình, hầu như cả rương sách đều chịu chung số phận! Thì ra từ hôm dọn nhà tới nay nó đã bị thấm nước, mà Thoa không để ý.
Đem trải mấy chục cuốn sách ra phơi, chợt Thoa nhớ ra:
– Sao mình không chuyển phòng?
Ý nghĩ đến kịp lúc, hợp thời, nên chỉ sau mấy phút Thoa đã dùng chìa khóa mở căn phòng bên cạnh. Phòng trống, có sẵn một cái tủ, một bàn viết, và lại có cả bàn phấn nữa.
– Hình như… của bà vợ ông Đức trước đây?
Điều đó có thể đúng, trước khi bà ta chuyển về ở ngôi nhà mới rồi đi nước ngoài trị bệnh.
Xem thêm căn phòng bên cạnh nữa, nó cũng giống như phòng kia, tuy nhiên nó không có bàn viết, mà điều đó đối với Thoa nó quan trọng còn hơn là giường nằm. Cô quyết định chọn căn phòng đầu tiên.
Thay vì chờ đến tối có ông quản gia Tư Sang về giúp, Thoa quyết định một mình chuyển dần đồ đạc qua. Cũng may, Thoa không có nhiều đồ, chỉ chiếc rương quần áo, hai rương sách.
Chỉ nửa giờ sau là mọi thứ đâu vào đó. Vừa chuẩn bị đi tắm thì nhìn chiếc tủ gỗ, Thoa có ý định sẽ dùng nó và cho hết sách vào đó. Nghĩ là làm, cô mở được cửa tủ một cách dễ dàng, bởi cửa không khóa. Bên trong còn sót lại một ít sách cũ. Có lẽ là sách không quan trọng nên khi dọn đi bà chủ đã không mang theo.
Có tất cả sáu quyển sách. Đúng là sách đã quá cũ, có cuốn đã sờn gáy, có cuốn chỉ còn lại phân nửa với bìa đã rách nát. Duy nhất có một quyển là còn nguyên, lại không là sách in, mà được viết tay, khá công phu với chữ viết nắn nót, đẹp như người ta viết thư pháp!
Thoa gọi đấy là một quyển sách, bởi tuy nó viết tay, nhưng được đóng gáy khá công phu như một quyển sách in, ở bìa vải có dòng chữ đề tựa mạ vàng: TÌNH HẬN.
Nội cái tựa thôi đã có sức hút để đọc, mà lại còn thêm tên người viết là Ái Liên nữa, bảo sao Thoa không giữ chặt nó trên tay và quên cả việc cho sách của mình vào tủ để cất.
“Viết cho vong hồn người đã vĩnh viễn ra đi…”
Dòng đầu tiên của quyển sách đã khiến cho Thoa quên hết công việc, cô leo lên chiếc nệm vừa trải ra, chưa kịp trải vải phủ, đọc như sợ ai giật mất!
“Nửa đêm 23 tháng 3 năm 1953…”
“Vẫn là những đêm dài chờ đợi, nhưng sao đêm nay đối với Ái Liên nó dài như bất tận. Bởi người mình chờ hầu như không bao giờ tới nữa và hình như có điều gì đó bất an đang rình rập đâu đây!”
“Quân ơi, sao anh lại bỏ em một mình trong thời khắc này! Lúc mà em cần có anh nhất! Sao anh không tới để giữ lại chút hy vọng mong manh trong tay. Nó sắp mất rồi, mà em thì yếu đuối quá, bạc nhược quá, không làm sao giữ được cho chúng mình!”
“Trách anh, nhưng em biết làm sao anh tới được khi mà sáng nay người ta đã âm thầm đưa anh đi cách xa em đến nửa ngàn dặm! Họ đã quyết chia lìa chúng ta bằng thủ đoạn vu khống cho anh tội lỗi rồi đưa đi an trí ở chốn xa xăm đó. Nhưng nó cũng chưa xa bằng chỉ vài giờ nữa thôi, khi trời sáng thì em của anh sẽ bị đem tới một nơi còn xa hơn nữa. Nơi đó không có cự ly nhưng mà còn hơn vạn dặm, nó được gọi là HÔN LỄ! Sáng mai này em sẽ lên xe hoa rồi, Quân ơi! Sao anh không tới để cứu em đi? Chỉ còn quãng thời gian ngắn nữa thôi, mối tình hơn tám năm của mình sẽ tan như bọt nước!”
“Anh biết rồi đó, Ái Liên của anh đã thề rằng: một là ta sống bên nhau, hai là em sẽ biến mất khỏi cõi đời này! Em thề và sẽ giữ lời, tin em đi Quân. Bởi vậy, nếu mai này anh có trở lại và hay tin em chết thì cũng đừng than khóc làm gì. Coi như em đã làm tròn lời nguyện ước. Kiếp này em chỉ có anh là người tình!”
“Vĩnh biệt Quân của em!”
“Đau đớn thay cho em, Quân ơi! Điều em muốn đã không thành! Em đã lao đầu vào xe đang chạy, muốn một cái chết thật đau, vậy mà em lại rơi vào một cơn hôn mê sâu, êm ái, nhẹ nhàng… Để rồi khi tỉnh lại em mới biết rằng mình đã được cứu, bởi chiếc xe mà em lao đầu vào đã kịp thắng lại, chỉ gây thương tích nhẹ cho em mà thôi. Và dù không có mặt trong lễ rước dâu, nhưng hôn lễ của em vẫn được cử hành. Người ta đã đưa em về nhà chồng từ bệnh viện.”
“Sáu tháng sau ngày Ái Liên lấy chồng…”
“Người ta đưa về nhà mẹ Quân một cái xác nằm trong quan tài. Đó là Quân! Nơi giam giữ Quân chỉ gửi về một tờ giấy ghi gọn mấy dòng: Chết do bệnh sốt rét trong thời gian thụ án!”
“Lúc nhận được tin dữ thì Ái Liên đang mang thai được hơn năm tháng! Nàng đã ngất đi mấy lượt và từ phút đó cô gái tên Ái Liên không còn là Ái Liên nữa, mà chỉ còn là một Liên tâm thần…”
° ° °
Đoạn truyện đến đó là kết thúc. Nó là một phần của quyển sách vốn là một tuyển tập gồm nhiều truyện ngắn, nhưng những phần tiếp theo cũng là một điệp khúc, gồm nhiều phân đoạn trong một trường đoạn bi thảm, mà người viết lúc thì tỉnh táo, lúc thì viết như người từ một cõi nào, viết về mình mà như viết chuyện của ai. Khi gọi người tình chung của mình mà như gào thét tên ai trong một thế giới ảo nào đó!
Đọc qua mấy truyện đầu tiên, tự dưng nước mắt của Thoa chảy ướt cả gối. Cô buông quyển sách và buột miệng:
– Tội nghiệp chị ấy!
Thì ra cuộc đời của bà chủ nhà này lại bi thảm đến như thế. Thảo nào trông bà ta như người cõi trên. Thoa nhớ lại ánh mắt xa xôi, buồn bã của cô bé Ái Lan mỗi khi nhắc tới mẹ. Giờ đây Thoa mới hiểu phần nào…
Đặt quyển sách trên đầu nằm, Thoa nhắm mắt lại nhốt hình ảnh người đàn bà đáng thương đó trong đầu. Định nghỉ một lát sẽ dậy đọc tiếp… Nhưng chẳng hiểu sao, Thoa đã ngủ một cách ngon lành. Ngủ mãi đến khi trời tối.
– Cô Thoa! Sao cô ngủ mà không bật đèn, tối lắm rồi!
Nghe tiếng của ông già Tư Sang, Thoa giật mình choàng dậy. Cô hỏi vọng ra:
– Mấy giờ rồi chú Tư?
– Đã hơn 8 giờ rồi. Tôi về hồi 7 giờ, thấy cô ngủ ngon quá nên không kêu. Cô dậy rồi ăn cơm đi, bữa nay tôi nấu luôn cả phần cơm của cô nữa. Cô cứ ăn tự nhiên.
Thoa bước ra vừa phân trần:
– Tại hồi trưa cháu dọn phòng, chuyển qua bên này để không bị thấm nước, nên mệt quá ngủ quên.
Ông già Tư mau mắn:
– Sao cô không chờ tôi về, tôi giúp cho. Đàn bà con gái làm chi chuyện nặng nhọc đó.
– Dạ, cháu làm được mà. Chú Tư cứ ăn cơm đi, cháu không đói.
– Không được. Thấy cô ngủ quên, biết cô không kịp nấu cơm nên tôi đã nấu luôn, đủ cho mấy người ăn lận!
Ông trở xuống bếp, lát sau bưng lên một mâm cơm với ba món thức ăn đang bốc khói:
– Già này sống một mình lâu nay nên tự nấu được nhiều món ăn, ngon không thua gì mấy bà đâu nhé! Không tiện từ chối nên Thoa cùng ăn. Lựa lúc ông già Tư vui chuyện, đột nhiên Thoa hỏi:
– Chú ở trong nhà này lâu lắm rồi phải không, chắc là rành mọi chuyện?
Ông già chừng như từ lâu không được dịp nói chuyện cùng ai, nên tuôn ra một hơi:
– Tôi ở làm cho nhà này từ thời ông chủ đồn điền Thành Công còn cai quản cơ ngơi này, đến khi cậu chủ Thành Đức nối nghiệp tôi cũng ở đây. Tính gọn cũng đã hơn hai chục năm rồi.
– Có nghĩa là chú ở từ khi anh Đức chưa có gia đình?
– Ồ chưa! Hồi đó chính tôi đứng ra lo đám cưới cho cậu Đức, bởi khi ấy ông Thành Công bị bệnh nằm một chỗ, mà bà chủ cũng bị đau không đi đứng được, kể cả việc tôi còn phải đưa cô dâu từ nhà thương về…
Kể tới đây, chừng như biết mình quá lời, ông già Tư ngừng ngang… Biết đây là thời cơ tốt nhất để khai thác chuyện mà mình đang thắc mắc, nên Thoa đánh bạo hỏi:
– Xin cho cháu hỏi, có phải bà chủ bị bệnh gì đó về tâm thần phải không?
– Phải.
Ông già trả lời vừa thở dài, rồi như được dịp tuôn hết ra những điều lâu nay không biết nói với ai, ông ta tiếp:
– V ợ cậu Đức bị tâm thần từ ngày hôn lễ. Có một người đàn ông tên Quân chen vào chuyện của họ. Đó là nguyên do dẫn tới bao rắc rối cho tới bây giờ… Bởi vậy cô thấy đó, con bé Ái Lan lúc nào cũng chỉ muốn sống bên mẹ nó, mặc dù nó cũng rất thương cha. Đấy, gia đình họ rắc rối lắm…
Thoa đột ngột hỏi:
– Có phải người đàn ông tên Quân đã chết rồi không?
Nhìn sững Thoa, phải mất mấy giây ông già Tư mới đáp:
– Đúng, cậu ấy chết rồi!
Thoa thở hắt ra:
– Như vậy đúng rồi!
Già Tư ngạc nhiên:
– Cô nói cái gì đúng?
– Dạ không. Cháu nói… cháu nghĩ đúng như lời chú Tư nói.
Thoa không muốn cho ông ta nghi ngờ chuyện mình đọc được quyển tập ghi chép của bà Ái Liên. Cô ăn xong nhanh bữa cơm khen lấy lòng:
– Chú Tư quả là nấu thức ăn ngon quá!
Tiếp ông già dọn mâm chén bát xuống bếp, Thoa trở lên ngay phòng mình để đọc nốt quyển sách.
Nhưng vừa bật đèn lên, bỗng Thoa kêu lớn:
– Đâu rồi? Quyển sách để ở đầu giường không cánh mà bay mất!
Thoa chạy đi tìm ông già Tư:
– Chú có thấy cuốn sách cháu để trên giường không?
Ông già Tư ngạc nhiên:
– Sách gì? Nãy giờ tôi ngồi ăn cơm với cô mà, có thấy sách vở gì đâu?
Thoa nhớ lúc ông Tư kêu mình dậy, khi bật ngồi lên, tay cô còn chạm quyển sách đúng nơi cô để trước lúc ngủ. Không thể nào…
Ông Tư hỏi lại:
– Mà cô nói quyển sách gì? Trong nhà này chỉ có cô và tôi, mà tôi thì không bao giờ…
Thoa phải nói trớ đi:
– Dạ, chắc cháu nhớ lộn rồi. Có thể cháu còn để ở phòng bên kia…
° ° °
Đợi ông già Tư ra khỏi nhà xong, Thoa tuần tự mở hết các phòng còn lại. Có một bất ngờ ngoài sức tưởng tượng của Thoa khi cô mở căn phòng nhỏ trên sân thượng. Trong phòng là cả một kho sách cũ!
Và còn lạ lùng hơn, quyển sách TÌNH HẬN đang nằm trang trọng trên chiếc bàn viết duy nhất trong phòng. Ngay bên cạnh quyển sách có bức ảnh chân dung của một người thanh niên, đã khá cũ, ở một góc ảnh đã có dấu hiệu ố vàng.
Tò mò, Thoa cầm tấm ảnh lên và lật phía sau xem, cô càng giật mình khi thấy dòng chữ, đúng là nét chữ của Ái Liên: Ngàn thu chỉ còn lại cái bóng của anh thôi, Quân ơi!
– Thì ra đây là Quân, người tình của Ái Liên.
Thoa suýt buông rơi bức ảnh xuống sàn, khi nghĩ tới việc Quân đã vào phòng mình để lấy quyển sách! Trong khi anh ta là một… hồn ma!
Đáng lý Thoa đã bỏ chạy khỏi phòng ngay lúc ấy, nhưng chẳng hiểu sao sau khi phân vân một chút, cô lại bước tới các kệ sách đặt quanh tường. Toàn là những cuốn sách rất lạ, mà hầu hết là những đề tài huyền bí bằng Anh văn, Pháp văn. Cầm một vài quyển lên xem thử thì cuốn nào cũng có hai chữ ký, một của Ái Liên, còn một là của… Quân!
Đúng nơi đây là thư viện riêng của bà chủ Ái Liên, nhưng tại sao bà ta lại để những quyển sách của mình và người tình ngay trong nhà này, cả bức ảnh chân dung nữa! Vậy còn ông chủ Đức thì sao?
Hơn nửa giờ say mê với kho sách, Thoa chưa muốn rời, nếu không bất chợt nhìn thấy dấu vết bùn in hình một cặp đế giày khá lớn trên sàn nhà. Dấu còn mới, bùn còn ướt!
– Ai vậy? Ông già Tư đâu có đi giày kiểu này?
Nỗi tò mò dậy lên, Thoa không kiềm chế được nên lần theo dấu giày xem thử nó đi đâu? Ra tới khu vườn rộng phía sau nhà, nơi có một lối mòn đất đỏ mà cơn mưa liên tục mấy hôm nay đã làm cho sũng nước. Những dấu giày còn in rõ ràng, đang hướng về phía tường rào cuối vườn. Đến tận cuối vườn thì mất dấu, nhưng cũng không khó khi sau đó Thoa nhìn thấy một cánh cửa sắt cũ dẫn ra ngoài. Thì ra…
Thoa giống như một nhà thám hiểm, nhìn trước sau không thấy ai, cô bước lần theo dấu chân tiếp tục in trên đường đất đỏ. Đó là con đường duy nhất dẫn về một ngôi nhà thấp thoáng phía chân đồi. Ngoài ngôi nhà đó hầu như chung quanh không có nhà nào khác.
Cũng có hơi ngại, nhưng đã trót đi rồi Thoa đành phải bước tiếp. Khoảng năm phút sau thì Thoa đã đặt chân tới trước cửa ngôi nhà. Hình như bên trong có chút khói bay lên, chứng tỏ là nhà có người. Thoa hơi yên dạ, cô rụt rè lên tiếng:
– Có ai trong nhà không, cho tôi hỏi thăm…
Tiếng chân bước đều ra, cửa xịch mở, và…
– Chú Tư!
Trước mặt Thoa là ông già Tư quản gia. Ông hơi ngạc nhiên khi nhìn thấy Thoa, nhưng kịp trấn tĩnh ngay, ông vội hỏi:
– Sao cô biết đây mà tới?
Thoa lúng túng:
– Dạ, cháu… cháu…
– Thôi, đã tới thì vào nhà đi.
Thoa bước theo ông già vào trong và một lần nữa cô giật mình khựng lại, khi nhìn thấy trước mặt mình thay vì là một phòng khách thì lại là… một ngôi mộ đá, ốp đá cẩm thạch đen sì!
– Sao… sao…
Bây giờ Thoa không còn bình tĩnh như lúc đầu nữa, phải vịn tay vào cột nhà mới đứng vững. Ông già Tư giải thích:
– Đây là nhà mồ của cậu Quân!
Thoa kêu lên:
– Quân, người yêu của bà Ái Liên?
Ông già gật đầu, rồi im lặng. Thoa nhìn một lượt chung quanh, không có gì khác ngoài ngôi mộ này. Cô chưa kịp hỏi thêm thì ông Tư đã nói:
– Cô biết rồi đó, Quân chết sau hôn lễ của cô Ái Liên và cậu Đức được sáu tháng. Cậu ấy bị người ta ám hại, mà cụ thể là ông chủ lớn Thành Công. Chỉ bởi ông ta quyết ngăn cản mối tình giữa hai người, nên nhiều lần nói mà Liên và Quân không nghe, nên ông ta đã mượn tay một tên cò mật thám Tây vu cho Quân tội chết, đày đi an trí ở một vùng rừng sâu nước độc. Cậu ấy chết không biết có phải do sốt rét không, nhưng đem xác về đây thì thân thể không còn trọn vẹn…
Thoa bỗng hỏi:
– Chú là sao với Quân?
Ông già Tư giọng trầm hẳn xuống:
– Tôi là cha ruột của nó. Chỉ vì nó là con của một quản gia nghèo như tôi, nên nó phải chết oan như vậy đó cô!
Ông bật khóc sau câu nói! Tlếng khóc của một ông già nghe thảm thiết vô cùng. Thoa cũng phải khóc theo vì xúc động. Một lúc sau, Thoa hỏi:
– Có phải vì muốn cưới Ái Liên bằng được cho con trai mình mà ông chủ đồn điền Thành Công đã quyết hại Quân?
– Điều đó ai mà không biết. Tôi cũng biết ngay từ đầu, nhưng không ngờ ông ra tay độc ác quá như vậy, nên tôi trở tay không kịp, phải đành nhận xác con mà khóc thôi!
Thoa quá bức xúc nên hỏi đại:
– Sao chú không tố cáo chuyện ấy? Mà tại sao vẫn tiếp tục ở lại nơi này?
Ông già Tư nhẹ thở dài:
– Tôi cũng biết hận, biết điên lên vì cái chết của con mình. Tôi đã đôi ba lần định trả thù bằng chính bàn tay mình cho hả. Nhưng rồi khi nhìn thấy Ái Liên đau khổ trong vòng tay người chồng giàu có mà nó không yêu thương, tôi đã nguôi được hận thù. Tôi quyết làm một việc gì đó cho nó, con dâu hụt của tôi.
Thoa hơi rụt rè một chút, rồi lại hỏi:
– Sao nhà họ giàu như vậy mà không chữa cho chị Liên hết bệnh tâm thần? Nghe nói chị ấy cũng chỉ bị hoang tưởng thôi…
Ông già chợt thở hắt ra:
– Chỗ này coi như tôi đã trả được thù rồi!
Thoa ngạc nhiên:
– Chú nói vậy là sao?
– Con Ái Liên đã hết bệnh từ lâu rồi!
Câu nói làm cho Thoa trố mắt nhìn, hỏi lại:
– Chú nói thật? Nhưng sao chị ấy còn phải đi nước ngoài chữa bệnh?
Đột ngột đứng dậy và đi thẳng ra nhà sau, một lát ông già trở lại với một phụ nữ mặc y phục toàn đen. Người đó lặng lẽ đi bên cạnh ông già, tuy im lặng nhưng hoàn toàn tỉnh táo, bước đi khoan thai. Đến gần Thoa, ông Tư lên tiếng:
– Chào cô giáo đi con. Chính cô đây là cô giáo dạy cho Ái Lan. Nó mến cô Thoa này lắm.
Ông quay sang người phụ nữ, giới thiệu:
– Đây là… Ái Liên, con dâu tôi!
Thoa kêu lên:
– Chị Liên mà chú kể nãy giờ?
– Nó đó.
– Thế chị không phải đang ở nước ngoài?
Người phụ nữ không đáp, chỉ nhẹ mỉm cười rồi lắc đầu. Ông già Tư phải nói thay:
– Đi nước ngoài là cách nói của thằng Thành Đức mà thôi. Bởi nó không muốn ai biết vợ chồng nó trong hoàn cảnh này. Đã từ mấy năm nay rồi, con Ái Liên bỏ nhà đi và về đây ở với tôi, với mộ chồng của nó, mà Đức và mọi người không ai biết. Kể cả con Ái Lan cũng chỉ mới biết gần đây thôi…
– Ái Lan? Cháu bây giờ ở đâu?
Từ đằng sau, một cô bé chậm rãi bước vào. Vừa thấy Thoa, nó đã nhào tới ôm chầm lấy:
– Cô! Sao cô biết con ở đây mà tới?
– Cô tưởng con…
Con bé liến thoắng:
– Con ở đây với mẹ chớ có đi nước ngoài đâu! Con nhớ cô lắm, nhưng mẹ nói để tháng sau mới cho về thăm cô, cho giống như mới đi nước ngoài về.
Bấy giờ người phụ nữ mới lên tiếng, giọng dịu dàng, dễ nghe:
– Cháu nó đòi chạy về thăm cô hoài, nhưng tôi chưa cho. Mỗi năm mẹ con mới có dịp ở với nhau mấy tháng hè mà…
– Vậy ra…
– Cháu nó ở đây với tôi từ mấy tuần nay. Tuy thiếu tiện nghi, nhưng nhiều cảnh đẹp, vả lại bên cạnh cháu còn có… cha cháu đây!
Ông già Tư chen vào:
– Lúc đầu khi mới về đây chơi với mẹ nó, con bé sợ nấm mộ này lắm, nhưng lần hồi nó chẳng những không sợ, mà trưa nào cũng ra đây, leo lên mộ nằm chơi.
Thoa không thể tưởng tượng nổi những điều ông già vừa kể. Phải đến khi bé Lan chợt buông cô ra, chạy tới ôm lấy ngôi mộ một cách trìu mến, như ôm một người thân! Ái Liên kéo tay con và nói:
– Sao con không mời cô vào phòng mình chơi. Con lấy tặng cô những con bướm đẹp mà con bắt hổm rày đi!
Bé Ái Lan reo lên:
– Vào đây cô Thoa!
Thoa ngạc nhiên khi nhìn căn phòng phía sau. Nó tuy không rộng lắm, nhưng cũng đầy đủ tiện nghi cho một phụ nữ sinh sống. Bé Ái Lan hồn nhiên chỉ vào một cái lồng đầy những bướm:
– Chính con bắt đó cô. Ban đầu con không biết bắt, nhưng nhờ mẹ chỉ, nên bây giờ con bắt hay lắm rồi! Để lát nữa con dẫn cô ra ngoài kia bắt bướm, hái hoa, nhiều hoa đẹp lắm!
Buổi trưa hôm đó, mặc dù tìm đủ cách để từ chối, nhưng Thoa cũng phải ở lại ăn với họ một bữa cơm. Trong khi ăn, Ái Liên chỉ yêu cầu:
– Cô nhìn thấy cảnh sống của tôi rồi đó. Tôi hoàn toàn tỉnh táo, nhưng tôi không thể trở về cuộc sống kia được nữa. Tôi đã thề là sẽ sống ở đây cho đến ngày chết. Hay ít nhất cũng đến ngày con gái chúng tôi đến tuổi trưởng thành, lập gia đình riêng…
Thoa ngạc nhiên:
– Chị nói… con chúng tôi, nghĩa là sao?
Ái Liên ôm con vào lòng, vừa đáp:
– Nó là giọt máu mà Quân đã để lại trong tôi khi anh ấy bị đưa đi an trí và chết.
Nếu không trực tiếp nghe người phụ nữ này kể thì chắc Thoa khó mà tin được. Cô liếc mắt nhìn sang ông già Tư, ông nhẹ gật đầu như xác nhận điều Ái Liên nói là đúng.
Thoa cảm giác như mình vừa nhận được một tin vui của chính mình. Cô nhìn mẹ con họ mà như muốn ôm họ và chúc mừng thật nồng nhiệt! Biết là không nên ở lâu, Thoa đứng lên kiếu từ:
– Xin phép chú Tư, xin phép chị, em về. Em xin hứa với chị là không bao giờ nói lại chuyện này với ai. Nếu chị cho phép thì thỉnh thoảng em tới đây thăm chị và cháu Lan.
Ái Liên vui lắm:
– Cám ơn cô nhiều. Tôi tin cô.
Tiễn chân Thoa ra tới nửa đoạn đường, ông già Tư mới nói:
– Còn chuyện này nữa, cô có biết tại sao thằng Đức nó cho cô và cô Sương tới ở ngôi nhà đó không?
– Dạ, nghe nói do nhà bỏ trống quá lâu, nên cần có sinh khí…
– Không đúng đâu. Ngôi nhà này là nỗi ám ảnh của nó! Từ mấy năm nay nó có bước về đâu, chỉ vừa rồi khi đưa hai cô tới ở nó mới về. Nhưng sau chuyến đó thì rồi nó sẽ không bao giờ trở lại đây nữa!
Thoa kinh ngạc:
– Sao vậy chú?
– Nó đang bệnh rất nặng! Đó là hậu quả mà nó phải nhận từ thằng Quân.
Thoa càng không hiểu:
– Vậy là sao?
– Hồn ma thằng Quân chớ sao.
Thoa trố mắt:
– Anh Quân thành ma?
– Tôi nói ra điều này cho mình cô biết, đừng nói lại với ai. Ngôi nhà cô đang ở chỉ cô và cô Sương ở được, bởi hai cô là cô giáo của con Ái Lan. Còn ngoài ra không ai bước chân tới được, nhất là thằng Đức. Oan hồn thằng Quân không để cho ai tới đó. Ấy là nguyên nhân lâu nay thằng Đức bỏ hoang ngôi nhà. Nó sợ bị trả thù!
Thoa hơi run:
– Nhưng cháu… cháu…
Ông Tư trấn an:
– Tôi có thể đoan chắc với cô, con trai tôi là ma với ai, chớ với người ơn của nó thì không bao giờ. Trái lại, nó còn là người bảo vệ cho cuộc sống yên lành của cô nữa. Tin tôi đi, đừng sợ.
Thoa gật đầu. Nhưng suốt ngày hôm đó cô cứ ngay ngáy lo… Vậy mà suốt ba tháng hè Thoa vẫn sống yên ổn, vui vẻ trong ngôi nhà đó. Ngày ngày cô vẫn lui tới thăm mẹ con Ái Liên. Nửa tháng sau, cô nghe tin Thành Đức chết vì căn bệnh lạ. Như vậy, phải chăng mọi điều tốt đẹp sẽ tới với Ái Liên, Ái Lan…
Hết phần 4

https://kenhphimtruyen.123.st
AdministratorTên: Administrator
Cấp bậc: Administrator

Bài viết: 8Con Tim Của Quỷ Empty Re: Con Tim Của Quỷ 19/7/2015, 23:33

[size=38]Con Tim Của Quỷ Phần 5[/size]
Từ trước tới nay, mọi người ai ai cũng tin rằng có thế giới bên kia. Khi chết thì hồn sẽ lìa khỏi xác và trở thành hồn ma. Những hồn ma hay hiện về là những hồn ma chết oan và chưa được giải oan hoặc bị giết và bị vứt hay giấu xác ở nơi nào đó làm cho linh hồn không thể siêu thoát và vẫn lang thang ở trần gian vì chưa được giải oan cũng như chưa được chôn cất cẩn thận.
Tác giả Người khăn trắng bằng trí tưởng tượng của mình đã xây dựng lên những câu truyện ma rất rùng rợn làm người đọc phải “đứng tim” theo từng tình tiết của truyện. Rất nhiều truyện ma được Người Khăn Trắng viết lên không chỉ rùng rợn sợ hãi mà nó còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc, những bài học thấm thía về lẽ sống và nhân cách làm người.
Mời các bạn độc giả đọc truyện Con tim của Quỷ phần 5 (Phần cuối)

Con Tim Của Quỷ 509dbfc0be1dd68340
Con Tim Của Quỷ phần 5 (Ảnh minh họa)
Mời các bạn độc giả đọc truyện Con Tim Của Quỷ Phần 5 (Phần cuối cùng) để bắt đầu đi vào những gì đáng sợ nhất trong màn đêm
Phần 5: ĐỨA CON MA
Lấy vợ đã năm năm rồi mà vẫn chưa có con, khiến cho An luôn canh cánh bên lòng nỗi lo. Phần vì bị thiên hạ đồn rằng anh bất lực, không có nổi mụn con nối dõi. Phần vì cha mẹ anh cứ thúc giục phải nhanh chóng buột vợ phải có bầu! Mà chuyện bầu bì thì đâu phải muốn là được…
Bởi vậy nhân kỳ nghỉ thường niên, An quyết định đưa vợ đi đổi gió một chuyến. Anh chọn khu vực du lịch sinh thái của tỉnh Kontum, mà ở đó anh có một người bạn làm chủ một rừng cao su khá lớn.
Nghe tin An tới, người bạn anh là Thái rất mừng, anh ta giục bạn:
– Anh lên ngay cuối tuần này, tôi sẽ giành cho anh nhiều sự ngạc nhiên kỳ thú!
An đưa vợ lên ngay tuần đó. Mỹ Dung tỏ ra thích thú với phong cảnh lạ mắt và khí hậu ôn hòa của đồn điền. Cô bảo An:
– Anh cho em ở chơi trên này lâu lâu đi, ở Sài Gòn riết em chán quá!
Thấy vợ thích An cũng vui, anh hứa:
– Được rồi, nếu em chịu ở thì anh sẽ nói với Thái cho em ở lại đây chơi vài tháng cũng được. Miễn là… chịu sinh cho anh một đứa!
Mỹ Dung đấm vào lưng chồng:
– Lúc nào cũng có bấy nhiêu đó!
Đêm đó, Thái đã chiêu đãi vợ chồng An một bữa thịt rừng thịnh soạn. Đến hơn mười giờ đêm mà hai người đàn ông vẫn còn ngồi nhậu. Mỹ Dung thì đã ngáp dài mấy lượt. Thấy vậy, Thái nói:
– Chị Dung cứ đi ngủ trước, để anh em tôi lâu ngày gặp nhau, nhậu cho đã!
An cũng nói:
– Em ngủ trước đi, chút nữa anh vô.
Anh đưa vợ vào phòng Thái dành riêng, dặn vợ để cửa chờ. Mỹ Dung nhắc khéo:
– Mau vô, ở đây lạ chỗ người ta ngủ không được đó!
Đó là lời nhắc mà An phải hiểu là đêm nay anh phải… biết điều! An cười sau khi hôn vợ một cái thật nhanh:
– Không dám…!
Đêm núi rừng thật tĩnh mịch, khí hậu se lạnh, khiến cho Mỹ Dung tuy nói là khó ngủ, nhưng chỉ nằm một chút là đã nặng mí mắt và cơn buồn ngủ khó mà cưỡng được ập tới!
Mười giờ…
Mười một giờ…
Lúc đầu, Mỹ Dung còn nghe được tiếng gõ của chiếc đồng hồ treo tường. Nhưng đến một lúc thì cô chẳng còn biết gì nữa…
° ° °
– Đừng mà, em buồn ngủ…
Mỹ Dung gạt tay ra, nhưng thân nặng hơn bảy chục ký của An vẫn cứ ghì xuống. Và cũng như mọi lần khác, cuối cùng Mỹ Dung vẫn là người thua cuộc. Cô hỏi khẽ:
– Sao không nhậu tới sáng luôn đi!
Không có tiếng trả lời… chỉ có giọng đứt quãng của Mỹ Dung:
– Nhậu hoài… bởi vậy mà không có được con… Cố gắng lên chứ…
Đêm hình như quá ngắn đối với đôi vợ chồng đi tìm cảm giác lạ… Họ quấn lấy nhau, cho đến khi có tiếng gà gáy thì người đàn ông bật dậy, đẩy vợ sang một bên. Lúc này, chẳng hiểu do quá hưởng ứng rồi kiệt sức hay sao mà tự dưng Dung cảm giác như mình không cử động được nữa…
° ° °
– Trưa lắm rồi, hai ông bà dậy ăn sáng đi chứ!
Tiếng của Thái gọi đến mấy lượt thì trong phòng Mỹ Dung mới giật mình tỉnh giấc. Cô quay sang chồng thì An vẫn còn nằm im như chết!
– Dậy kìa anh, anh Thái gọi kìa!
Phải mấy lượt nữa An mới tỉnh, giọng anh lè nhè:
– Để ngủ thêm một chút mà…
Bên ngoài Thái nói vọng vào:
– Có lẽ lâu ngày nó không uống nhiều nên hai thằng mới cưa có một chai whisky mà nó đã quỷnh rồi! Thôi được, cứ để cho nó ngủ tới mười giờ hãy kêu dậy. Tính ra từ lúc vô giường là sáu giờ, tới giờ mới hơn một tiếng đồng hồ…
Mỹ Dung hỏi vọng ra:
– Anh nói hai người nhậu tới mấy giờ?
Giọng Thái cũng còn lè nhè:
– Sáu giờ chứ mấy.
Mỹ Dung lẩm bẩm:
– Sao lại sáu giờ? Mấy cha này nhậu quá rồi không còn biết giờ giấc gì hết!
Cô nhớ rất rõ, khi An mò vô phòng thì lúc đó đồng hồ trên tường gõ mười hai tiếng đều đặn. Và chuyện gì xảy ra sau đó thì…
– Dậy đi anh! Dậy em hỏi cái này…
An cố nhướng mắt lên hỏi giọng kéo dài:
– Gì… vậy…
– Hồi đêm anh nhậu xong rồi vô phòng hồi mấy giờ?
– Ai mà nhớ… à mà sáu… sáu giờ. Anh nghe đồng hồ gõ sáu… tiếng…
Nói xong An lại tiếp tục ngủ. Mỹ Dung thì như bị điện giật:
– Dậy! Anh An, không được ngủ! Nói rõ cho em nghe xem, anh có chắc chắn vào ngủ lúc sáu giờ sáng không? Trước đó anh có vào lần nào không?
An hầu như không gượng dậy nổi nữa, dù Mỹ Dung cố lay gọi hết hơi. Cô nàng bực tức nói như gào lên:
– Chồng con gì chỉ biết ăn với ngủ không nè trời!
Nghe tiếng la lớn, bên ngoài Thái lại hỏi vọng vào:
– Có chuyện gì vậy hai ông bà?
Quên cả giữ ý, Mỹ Dung để nguyên đồ ngủ, chạy hẳn ra ngoài, hỏi giật ngược:
– Anh Thái nói lúc hai người thôi nhậu là mấy giờ?
Thái cười:
– Sáu giờ. Tôi có thói quen, dù say hay tỉnh thì trước lúc đi ngủ đều phải nhìn đồng hồ cả. Mà chi vậy bà chị, có hạch tội mê nhậu vô trách nhiệm, quên phận sự thì để cho nó tỉnh rượu hãy nổi tam bành!
Thái nói xong bỏ đi, để lại Mỹ Dung với thắc mắc đang dậy lên trong lòng… Đưa tay sờ xuống bụng, bất giác Mỹ Dung rùng mình. Cô hỏi lớn vọng theo sau lưng Thái:
– Nhà này còn có ai nữa không anh Thái?
Thái phải quay lại và đáp:
– Chỉ có một bà già làm công, ngoài ra không có ai!
Thái đã biến mất ngoài vườn rồi mà Mỹ Dung vẫn còn đứng ngẩn ngơ ở đó. Cái mệt của thể xác không làm cho cô phải đến nỗi hầu như không đứng vững như lúc này. Lảo đảo và suýt té…
° ° °
Chị Chín, người làm công, gọi giật ngược khiến An giật mình:
– Cậu An! Cậu An!
– Gì vậy chị Chín?
Chị ta không kiềm chế nổi niềm vui, reo lên:
– Cậu lên chức rồi!
An vốn biết chị làm công này ít khi biểu lộ cảm xúc mạnh như vậy, nên ngạc nhiên:
– Bữa nay chị bị sao vậy, chị Chín?
Chị ta quên cả giữ ý tứ, chụp tay An lay mạnh:
– Cậu chưa hay gì sao? Cậu đã…
Vừa lúc đó, Mỹ Dung vừa từ trên xe bước xuống và lừ mắt nhìn chị ta, khiến chị cụt hứng, nhưng vẫn cố nói nhanh, tuy có thấp giọng mộtchút:
– Mợ Hai… có bầu!
Bấy nhiêu đó cũng đủ làm cho An vỡ òa:
– Cái gì? Chị nói…
Anh nhào tới ôm ngang người vợ và bế hẳn lên, vừa reo to:
– Trời thương con rồi, cám ơn ông trời!
Anh bế vợ chạy thẳng vô phòng riêng, Mỹ Dung phát choáng mặt, cô gắt lên hơi to:
– Thả em xuống, em ói bây giờ!
Chợt nhớ cái thai trong bụng vợ, An dừng lại ngay và suýt soa:
– Anh xin lỗi, anh quên…
Nhìn thấy nét mặt không vui của vợ, An lo lắng:
– Em mới đi khám thai về phải không? Sao tin vui mà em không báo cho anh? Hay là…
Mỹ Dung cười hơi gượng:
– Tại em mệt…
An tỏ ra cảm thông:
– Cái thai con so nó hành em chứ gì? Đứa con hư nè, dám hành mẹ Mỹ Dung của mày hả.
Anh phát yêu một cái vào bụng vợ, nói nịnh:
– Con làm mệt mẹ thì mẹ hãy trả thù thằng cha này đi!
Nhìn ánh mắt hạnh phúc ngập tràn của An tự dưng Mỹ Dung thương vô cùng, cô ôm chầm lấy chồng nghẹn ngào:
– Anh…
An hôn vợ thật đắm đuối và thì thào:
– Cám ơn em. Cám ơn em nhiều…
Niềm vui của An lên cao bao nhiêu thì nỗi niềm trong lòng của Mỹ Dung lại nặng trĩu bấy nhiêu… Cô cố giấu nó bằng cách bảo mệt, nằm miết trong phòng, mặc cho An chạy cuống cuồng, hết làm việc này đến việc khác, cố làm cho vợ vui. Với anh thì đứa con trong bụng vợ là tất cả!
Gần bảy tháng sau…
Ngay từ xế trưa hôm đó, khi Mỹ Dung kêu đau bụng nhẹ thì An đã giục chị Chín:
– Đồ đạc đi sinh của vợ tôi đã sẵn sàng chưa? Đem ra xe ngay.
Mỹ Dung được đưa tới bảo sanh viện thật sớm. Sau khi khám qua, bác sĩ xác nhận:
– Đúng là sản phụ sắp sinh. Nhưng có lẽ người nhà phải chờ hơi lâu. Hay là ông cứ về nhà, khoảng tối tối trở vô cũng được.
Anh cương quyết:
– Tôi cứ ngồi ngoài kia chờ, có gì bác sĩ cứ gọi, tôi sẽ tới ngay!
Và An đã ngồi ngoài hành lang từ giữa trưa hôm đó. Chị làm công đề nghị:
– Hay là cậu Hai cứ về nghỉ, để tôi ở đây trông chừng, nếu có gì tôi báo điện về cho cậu vô cũng được.
An xua tay:
– Tôi ở lại đây mà!
Chính bà bác sĩ cũng phải thán phục:
– Chưa có ông chồng nào mà thương vợ như ông này!
Mười giờ đêm hôm đó Mỹ Dung sinh con. Đứa bé vừa lọt lòng mẹ đã khóc thét lên, khiến cho Mỹ Dung đang đau cũng cố ngẩng lên và hỏi ngay:
– Con tôi… Sao rồi bác sĩ?
Bà bác sĩ đỡ đẻ mỉm cười:
– Một đứa bé kháu khỉnh, chứ có sao đâu!
Đáng lẽ theo thông thường, bà mẹ nào cũng hỏi mình sinh con trai hay con gái, nhưng ở đây Mỹ Dung chỉ hỏi:
– Nó… có gì khác thường không?
Vị bác sĩ ngạc nhiên:
– Khác thường là sao?
– Thì… nó có…
Hiểu ý bác sĩ nói vui:
– Một cô công chúa toàn vẹn, tuyệt vời luôn. Giống mẹ như đúc!
Mỹ Dung thở phào rồi nhắm mắt lại như tìm giấc ngủ… Thật ra cô đã lịm đi…
An túc trực ngay bên giường của vợ. Anh thấy Mỹ Dung ngủ say thì cứ để cho vợ ngủ, anh còn dặn cô y tá trực:
– Mọi việc nếu chưa cần thiết lắm thì cứ để vợ tôi ngủ. Tôi sẽ làm thay cô ấy cái gì có thể được.
Cô ý tá nói đùa:
– Có được ông chồng như anh thì chắc con gái xứ này phải thắp đuốc đi tìm quá.
An nghe mà sướng trong lòng. Anh cứ nhìn con gái rồi liếc mắt nhìn sang vợ đang ngủ say, khe khẽ nở nụ cười hạnh phúc…
Trong lúc đó, ở bên ngoài cửa phòng xuất hiện một người đàn ông lạ, ăn mặc chẳng giống người thành phố, cứ đứng im và đưa mắt nhìn liếc vào trong. Khi thấy cô y tá đi ra, anh ta hỏi liền:
– Con tôi đâu?
Cô y tá cau mày:
– Con gì? Vợ anh sinh lúc nào, nằm ở đâu?
Anh ta nói tiếng kinh không rành, nhưng cũng chỉ tay vào trong, chỗ chiếc giường sinh duy nhất của Mỹ Dung và bảo:
– Trong đó!
Cô y tá bực lên:
– Nói bậy! Vợ anh không có ở đây!
Chị ta bỏ đi thì cũng vừa lúc có hai người đàn ông nữa xuất hiện. Một trong hai người là Thái, bạn của An. Cùng đi với anh có một ông lão đầu tóc bạc phơ, trong cốt cách thoát trần. Vừa trông họ thì người đàn ông đã vụt quay người đi nhanh, chỉ loáng qua là mất dạng.
Thái chưa kịp hỏi thăm phòng của vợ chồng bạn thì ông lão cùng đi đã lên tiếng:
– Mình tới vừa kịp. Nếu không đã xảy ra chuyện rồi. Hắn vừa mới đi khỏi và sẽ chẳng bao giờ còn có dịp trở lại nữa…
Ông móc trong túi đưa ra một vật mà vừa nhìn thấy Thái đã thốt lên:
– Tượng thần!
Ông lão gật đầu:
– Vật này anh phải đưa cho vợ người bạn anh, bảo cô ấy phải luôn mang trong người và trước tiên hãy lật phía sau tượng mà đọc dòng chữ trên đó. Như vậy là từ nay mọi việc sẽ tốt đẹp. Ta chúc cho họ hạnh phúc, bình yên…
Ông nói xong bỏ đi trước sự ngạc nhiên của Thái. Nhưng vừa lúc ấy An nhìn ra thấy, anh gọi:
– Thái, cậu mới xuống hả, vào đây. Vợ mình sinh rồi, tuyệt lắm!
Thái bước vô, anh đưa ngay cho Mỹ Dung pho tượng nhỏ bằng gỗ trầm:
– Chị Dung nhất thiết phải đeo vật này luôn bên mình. Nó là vật hộ mạng đó!
Thái thật lòng thuật lại chuyện:
– Mình đang ở nhà thì có ông lão lạ tới gõ cửa và báo tin là vợ cậu sắp sinh. Ông ta hối mình xuống thăm ngay và bảo phải tới gặp vợ cậu, gỡ cho Mỹ Dung một mối nguy gì đó mà theo ông thì Dung đã bị hồi lên chơi đồn điền của mình. Muốn rõ Dung hãy đọc phía sau pho tượng.
Trong lúc An chưa hiểu gì thì Mỹ Dung đã nhanh chóng lật sau pho tượng và đọc được dòng chữ khá rõ: Con đã bị oan hồn của một đàn ông mất vợ và con, anh ta muốn con đẻ con ra và anh ta sẽ bắt đi. Nhưng ta đã không để anh ta làm vậy. Ta đã trừ khử anh ta vĩnh viễn rồi. Từ nay con phải sống hạnh phúc với chồng. Không còn gì phải lo lắng…
An thấy sắc mặt vợ biến đổi, anh hỏi liền:
– Chuyện gì vậy?
Nhưng Mỹ Dung đã kịp lấy lại bình tĩnh:
– Đâu có gì.
Và lạ thay, lúc đó dòng chữ phía sau pho tượng cũng biến mất, không để lại dấu vết gì! Không ngượng trước mặt Thái, Mỹ Dung ôm choàng lấy chồng hôn tới tấp vào mặt vừa nói qua hơi thở:
– Em yêu anh…
Đứa trẻ khóc ré lên trong niềm hạnh phúc vô biên của đôi vợ chồng trẻ. Thái cũng vui lây…
Hết truyện

https://kenhphimtruyen.123.st
Tên: Sponsored content
Cấp bậc:

Bài viết: 9Con Tim Của Quỷ Empty Re: Con Tim Của Quỷ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

Chat Facebook