Đã có đáp án và đề thi đại học môn Ngữ văn – khối C 2014 Croppe10

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

AdministratorTên: Administrator
Cấp bậc: Administrator
Phần II: HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Đã có đáp án và đề thi đại học môn Ngữ văn – khối C 2014 New

Câu I:

1. Các phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn văn trên

  • Miêu tả
  • Tự sự
  • Biểu cảm


2. Các từ: lảo đảo, thập thững => Khẳng định: đây là hai từ láy tượng hình, có sức biểu cảm cao

  • Lảo đảo: thể hiện những bước nhảy nghiêng ngả dường như không chắc chắn, chứa đựng sự say sưa xuất thần trong điệu múa của cô đồng hoà quyện trong điệu hát văn.
  • Thập thững: thể hiện bước chân khó nhọc: bước cao, bước thấp trên một con đường mấp mô, gập ghềnh trên con đường mưu sinh của người bà.


3. Sự vô tâm của cháu và nỗi cơ cưc của người bà hiện lên qua những hồi ức:

  • Người cháu mải mê với những thú vui, những trò chơi: câu cá ở cống Na, bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật, ăn trộm nhãn chùa Trần, đi đền xem lễ, hát văn, múa đồng.
  • Người bà: nhọc nhằn đi mò cua xúc tép ở đồng Quan, phải đi gánh chè xanh trong những đêm hàn
  • Nỗi niềm của người cháu:
  • Tự trách bản thân vô tâm, chỉ biết ham chơi mà không phụ giúp bà
  • Thương bà khi nhận thức được công việc vất vả mà bà phải làm


=> Tình yêu thương của người cháu dành cho bà.

Câu 2:

Thí sinh có thể trình bày những quan điểm, suy nghĩ cá nhân về vấn đề cần nghị luận theo những cách khác nhau song cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

a. Giải thích vấn đề:

  • Kẻ mạnh: người có năng lực (thể chất, tinh thần) hoặc có những ưu thế lớn về quyền lực, về vật chất ... so với những người khác.
  • Đề bài nêu định nghĩa về "kẻ mạnh" thông qua hai cách hành xử với những người yếu hơn mình: kẻ mạnh phải dùng sức mạnh, ưu thế của mình để giúp đỡ chứ không phải để chà đạp, đè nén những người yếu hơn mình. Từ đó nêu vấn đề về cội nguồn sức mạnh chân chính của mỗi con người, mỗi quốc gia: lòng chính trực, sự công bằng, tình nhân ái.


b. Bình luận, chứng minh:

  • "Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm đạp lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ" vì

    • Hành động "giẫm đạp lên vai kẻ khác" là hành động dùng sức mạnh của mình để áp chế, để đè nén người khác bằng bạo lực bất chấp đạo lí và công lí. Hành động ấy đáng lên án.
    • Hành động đó lại xuất phát từ động cơ là thỏa mãn lòng ích kỉ, thỏa mãn những lợi ích cá nhân của "kẻ mạnh".
    • Với hành động đó, dù người/quốc gia đó có ưu thế, lớn mạnh đến đâu chắc chắn cũng sẽ bị những người xung quanh và cộng đồng lên án, cô lập và chắc chắn sẽ không đạt được mục đích.
    • Dẫn chứng: những dẫn chứng từ các tác phẩm văn chương và từ lịch sử, từ thực tế cuộc sống (những đội quân hùng mạnh của Tống, Nguyên, Minh, Thanh ... đã bất chấp công lí, nhân nghĩa đem quân xâm lược nước ta nhưng rồi phải chuốc lấy những thất bại thảm hại; sự kiện hành động vô lí của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981 trên thềm lục địa của Việt Nam đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế).


  • + "Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình"

    • "Giúp đỡ" người khác xuất phát từ lòng nhân ái, vị tha, từ ước muốn chân thành, trong sáng không tư lợi, là hành động cao thượng, nhân văn đáng được ngợi ca, nể phục.
    • Người thực hiện hành động đó sẽ được những người xung quanh và cộng đồng yêu mến, kính trọng, nể phục. Đó mới là hành động thể hiện sức mạnh chân chính của mỗi con người, mỗi quốc gia.
    • Muốn trở thành kẻ mạnh chân chính, bên cạnh lòng nhân ái, vị tha, mỗi người cũng cần phải có quá trình nỗ lực, rèn luyện để có thực lực về thể lực, về vật chất, về tinh thần để có thể giúp đỡ người khác, tránh tình trạng "lực bất tòng tâm".
    • Dẫn chứng: từ tác phẩm văn chương và lịch sử, thực tế cuộc sống.



c.  Bài học về nhận thức và hành động: hướng đến quan điểm sống nhân ái, vị tha, tôn trọng pháp luật, đạo lí, lẽ công bằng.

Câu 3:

1.  Giới thiệu tác giả, tác phẩm

  • Hoàng Phủ Ngọc Tường  là một gương mặt nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, cũng là một trí thức yêu nước luôn tích cực tham gia các phong trào đấu tranh chống Mĩ- nguỵ ở miền Nam thời kì trước 1975.
  • Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn có phong cách độc đáo và đặc biệt sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...
  • Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Qua tác phẩm dòng sông Hương hiện lên với vẻ đẹp đa chiều.
  • Trích dẫn 2 ý kiến


2. Giải quyết vấn đề

a. Giải thích qua hai ý kiến:

  • Ý kiến 1: khẳng định vẻ đẹp của sông Hương trong “cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ”, đó là vẻ đẹp từ góc nhìn địa lí.
  • Ý kiến 2: khẳng định “vẻ đẹp bề sâu của sông Hương là những trầm tích văn hoá, lịch sử”, đó là vẻ đẹp gắn với con người qua các thời đại.


Nhận xét:

  • Cả hai ý kiến này đều đúng nhưng chưa đủ
  • Hai ý kiến này bổ sung cho nhau tạo nên vẻ đẹp toàn vẹn của sông Hương trong cả sự khách quan của bức tranh thiên nhiên và sự chủ quan của cảm nhận con người, sông Hương vì thế vừa đẹp ở nét thơ mộng, trữ tình vừa đẹp ở chiều sâu của những trầm tích văn hoá, lịch sử.


b. Cảm nhận về hình tượng sông Hương

Học sinh sẽ cảm nhận vẻ đẹp sông Hương qua hai bình diện: vẻ đẹp của sông Hương dưới góc nhìn địa lí và vẻ đẹp của sông Hương dưới góc nhìn của văn hoá, lịch sử

* Sông Hương dưới góc nhìn địa lí:

  • Dòng sông nơi thượng nguồn.
  • Đoạn trích được mở đầu bằng một  nhận xét mang đậm tính chủ quan về dòng sông Hương: Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất.
  • Đặt dòng sông trong mối quan hệ với dãy Trường Sơn, nhà văn đã thể hiện cảm hứng khám phá, cắt nghĩa và lí giải cùng cái nhìn sâu sắc về cội nguồn.Và đó cũng là một cảm giác quen thuộc của tình yêu.
  • Với trí tưởng tượng, niềm say mê và tình yêu mãnh liệt, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả dòng sông Hương ở khúc thượng lưu trong những vẻ đẹp hoang dại đầy cá tính.


=> Những hình ảnh phong phú, ấn tượng, những liên tưởng tài hoa và thủ pháp nhân hoá đặc sắc đã làm hiện lên dòng sông Hương khúc thượng nguồn với vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt đầy cá tính, từ đó cho thấy cách cảm nhận và suy nghĩ có bề sâu trí tuệ của nhà văn. 
- Sông Hương về tới ngoại vi thành Huế
Đoạn văn miêu tả đã cho thấy vẻ đẹp của sông Hương chính là sự hắt bóng kì diệu vẻ đẹp của quần thể thiên nhiên thơ mộng xứ Huế. Thiên nhiên Huế như nguồn phù sa tuyệt vời bồi đắp vẻ đẹp nên thơ cho dòng sông Hương- người con gái dịu dàng của mình.
- Sông Hương khi về tới Huế
- Dưới con mắt của hội họa, dòng sông hiện ra đẹp thơ mộng bởi những đường nét uốn lượn mềm mại và duyên dáng, những màu sắc hài hòa, bình dị. 
- Qua cách cảm nhận của âm nhạc, dòng sông Hương trong thành Huế đẹp và êm đềm như một điệu slow chậm rãi, sâu lắng, trữ tình. 
 Những so sánh, nhân hóa đặc sắc, những liên tưởng mang đậm chất trữ tình khiến sông Hương hiện ra thuỷ chung và tình tứ giữa thành phố quê hương, vừa dịu dàng mềm mại như một bức tranh lụa huyền ảo, vừa tha thiết đắm say như một bản nhạc êm đềm.
* Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc
 Nhìn từ góc độ địa lí, sông Hương khúc thượng nguồn là bản trường ca của rừng già; về tới Huế, dòng sông mang âm hưởng của bản tình ca ngọt ngào, tình tứ, nhưng nếu đặt trong quan hệ với lịch sử dân tộc, sông Hương lại là bản anh hùng ca hào hùng bi tráng; là chứng nhân nhẫn nại và kiên cường của cuộc đời qua bao thăng trầm lịch sử. 
* Sông Hương trong mối quan hệ với với văn hóa, âm nhạc và thi ca.
- Qua cách cảm nhận độc đáo và lãng mạn, nhà văn coi sông Hương là cội nguồn sinh thành và không gian tồn tại của nền âm nhạc cổ điển xứ Huế.
- Nhà văn cho rằng có một dòng thi ca về sông Hương, một dòng thơ không bao giờ lặp lại mình, mỗi thi nhân tìm cho mình một cảm hứng mới mẻ, độc đáo riêng về dòng sông. 
 Với cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện, với vốn hiểu biết sâu rộng và những liên tưởng bất ngờ kì thú, nhà văn đã ca ngợi vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của sông Hương khi soi chiếu dòng sông trong các góc độ của lịch sử, văn hóa và thơ ca.
c. Đánh giá, khái quát
- Vẻ đẹp của sông Hương
- Tài năng nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Bồi đắp tình yêu dòng sông quê hương => tình yêu quê hương, đất nước.

Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng.

Phần I: Đề thi đại học môn Ngữ văn – khối C 2014 [b][b][b][b][b]Đã có đáp án và đề thi đại học môn Ngữ văn – khối C 2014 New
[/b][/b][/b][/b][/b]  
Đã có đáp án và đề thi đại học môn Ngữ văn – khối C 2014 600x848xDe_Van_C.JPG.pagespeed.ic.1jwK9EOUhI


Bạn có thể tải đề thi đại học  môn Ngữ văn – khối C 2014 tại đây



Nguồn: Tổ Ngữ văn  Đã có đáp án và đề thi đại học môn Ngữ văn – khối C 2014 VM1q53+cKtTMyZW5i0AAA==  Hocmai.vn

https://kenhphimtruyen.123.st

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

Chat Facebook